🌿NGOẠI TRUYỆN

1.3K 23 0
                                    

Rất nhiều người không hiểu vì sao tôi lại thích đi dạy, bao gồm bạn bè, người thân và cả bố mẹ của tôi nữa. Thành thật mà nói, tôi thậm chí còn không biết điều đó bắt đầu từ khi nào. Tôi nói với họ rằng, trong một phút bốc đồng, tôi đã tới Liên đoàn thanh niên đăng ký nhưng không một ai tin. Mẹ còn tưởng tôi bị bồ đá, bị kích động nên đã an ủi một cách ẩn ý hoặc công khai. Tất nhiên, tôi thật sự thấy buồn cười và rất xúc động. Cuối cùng, chỉ có bố là hiểu tôi. Ông bảo, đàn ông nên ra ngoài mở mang kiến thức nhiều hơn, tìm hiểu thế giới rộng lớn và đóng góp phần nào đó cho xã hội.

Đúng vậy, sau khi đến đây, tôi đã nghĩ như thế. Tôi muốn đóng góp cho xã hội, sử dụng phương thức trực tiếp để chứng minh tôi đã đọc rất nhiều sách không chỉ cho bản thân mà còn hữu dụng cả với những người khác. Đó là ước nguyện ban đầu tôi hưởng ứng lời kêu gọi đến dạy học ở nơi vùng sâu núi thẳm này.

Mặc dù, trước đây tôi đã từng xem trên tivi và các phương tiện truyền thông khác về mức độ nghèo khó của những vùng đói khổ, trong lòng cũng đã có những chuẩn bị cơ bản. Nhưng khi đã ổn định cuộc sống, tôi không khỏi bàng hoàng trước sự nghèo nàn và đơn sơ ở đây. Nói thế nào nhỉ? Ngoại trừ không nhiều lắm những vùng đất hoàng thổ, còn lại giống y trong phim <Không Thiếu Một Em> của đạo diễn Trương Nghệ Mưu.Trường học đổ nát, bảng đen giập vỡ, bàn ghế xiêu vẹo và một đám trẻ thơ ngây ngô nghê. Tôi nghe nói ngôi trường tiểu học trên núi này đã ngừng dạy hai năm nay vì không có giáo viên, để đến được ngôi trường tiểu học gần nhất trên núi, người lớn phải đi mất hai tiếng. Đối với bọn trẻ, dành thời gian đi học là lãng phí, cho nên trẻ con trên núi đều không đến trường. Khi tôi tới, các em rất vui, người núi trên núi rất vui và các đồng chí lãnh đạo của thị trấn cũng rất vui. Tôi hơi xấu hổ trước vẻ nhiệt tình của họ, bởi tôi chỉ định hỗ trợ giảng dạy trong một năm rưỡi. Nhưng trưởng khoa Dương nói, chỉ cần tôi đến, dù một ngày cũng tốt. Chỉ vì câu nói đó, tôi cảm thấy mình đã không đến vô ích.

Bởi vì tôi không học chuyên ngành sư phạm, bằng thái độ có trách nhiệm với học sinh, tôi đã nghiêm túc chuẩn bị trước tất cả các bài học cho một học kỳ và nhờ trưởng khoa Dương xem qua. Trưởng khoa Dương bảo không cần xem, chỉ cần tôi dạy tốt kiến thức cơ bản như đọc viết tính toán là được. Còn dạy thế nào là quyền của tôi. Tôi gượng cười, kiểu quyền hành này quả là vô cùng áp lực. Tôi đành nhờ cô em họ đang học Sư phạm gửi cho ít sách tham khảo, coi như vừa dạy vừa học, vừa học vừa dạy.

Nhưng khi vào cuộc mới thấy dạy học trên núi thật dễ. Học sinh ngây thơ quá, mình giảng sao thì nghe vậy. Tất nhiên, cũng có những đứa trẻ nghịch ngợm không nghiêm túc, tôi chỉ cần tốn chút sức chơi đùa cùng, bọn chúng liền ngoan ngoãn nghe theo. Xem ra, dạy ba mươi đứa trẻ từ bảy đến mười một tuổi dễ đối phó hơn đám em họ năm ba của tôi. Dạy bọn trẻ thành phố khó khăn hơn rất nhiều.

Không khí trên núi cũng rất tốt, tôi nghĩ, ở đây tôi có thể trải nghiệm mối quan hệ hài hoà giữa con người và thiên nhiên. Mọi nhánh cây ngọn cỏ đều tràn trề sức sống, giống như con người trên núi vậy. Tôi thực sự rất quý mến con người nơi đây. Họ rất thực tế và chân thật. Dù không giàu có nhưng rất hào phóng. Để cảm ơn đã dạy dỗ con của họ, nhiều phụ huynh đã tặng đồ cho tôi – Mà không biết đất nước đã cung cấp tiền sinh hoạt phí cho những sinh viên như tôi – Ví dụ, chục cái bắp ngô, dăm quả trứng gà, một túi khoai lang... Mặc dù, những thứ ấy không đáng tiền nhưng rất khó để có được tấm lòng đó. Nhất là khi mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm ở đây không quá 600 tệ.

[Hoàn] Yêu Do Ý TrờiWhere stories live. Discover now