57-58

1.2K 7 1
                                    

ĐẠI PHONG CA

Sau trận quyết chiến Cai Hạ, Hán vương Lưu Bang giành được thắng lợi cuối cùng, xây dựng nên vương triều Hán còn lớn mạnh hơn vương triều Tần. Năm 202 TCN, Hán vương Lưu Bang chính thức lên ngôi Hoàng đế, tức là Hán Cao Tổ (niên biểu triều Hán ghi năm đầu là năm 206 TCN, khi Lưu Bang xưng là Hán vương). Hán Cao Tổ đóng đô ở Lạc Dương, sau lại dời về Trường An (nay là Tây An, Thiểm Tây). Từ đó suốt 210 năm, đô thành của nhà Hán đều ở Trường An. Lịch sử gọi thời kì này là Tây Hán hay Tiền Hán.

Sau khi lên ngôi, Hán Cao Tổ mở một yến tiệc mừng công ở Nam Cung, Lạc Dương và nói với các đại thần: "Hôm nay chúng ta cùng nhau vui vẻ, mọi người nói năng không phải kiêng kị gì, các ngươi nói xem tại sao ta lại được thiên hạ? Hạng Vũ tại sao thất bại?"

Đại thần Vương Lăng nói: "Hoàng thượng phái tướng sĩ đánh chiếm được thành trì, đều có phong thưởng, nên mọi người tình nguyện phục vụ; còn Hạng Vũ thì nghi ngờ đố kỵ những người có tài năng và công lao, đánh thắng trận cũng không ghi công cho người ta. Vì vậy mà mất thiên hạ".

Hán Cao Tổ cười nói: "Các ngươi mới biết một, mà không biết hai. Nên nhớ rằng thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào việc dùng người. Ngồi trong màn trướng định ra kế sách để giành thắng lợi ngoài ngàn dặm, thì ta không bằng Trương Lương; cai trị đất nước, vỗ về trăm họ, cung cấp lương thực cho tiền phương thì ta không bằng Tiêu Hà; thống lĩnh trăm vạn đại quân, đã đánh là thắng, công phá thành trì là hạ được, thì ta không bằng Hàn Tín. Ba người đó đều là hào kiệt thời nay. Ta biết trọng dụng họ, đó là nguyên nhân giúp ta giành thắng lợi. Còn Hạng Vũ có một Phạm Tăng mà không biết dùng, nên mới bị ta tiêu diệt".

Mọi người đều khâm phục ý kiến của Hán Cao Tổ. Từ đó về sau, người ta gọi Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín là "Hán sơ tam kiệt" (ba người hào kiệt đầu đời Hán).

Trong chiến tranh Sở-Hán, có một số đại tướng lập công lớn, Hán Cao Tổ không thể không phong họ làm vương. Những vương chư hầu đó tuy không phải là quí tộc cũ của sáu nước, nhưng đều muốn cát cứ một khoảng đất, không nghe theo sự chỉ huy của triều Hán. Trong số đó, Sở vương Hàn Tín, Lương vương Bành Việt, Hoài Nam vương Anh Bố có công lao lớn nhất, binh lực mạnh nhất. Hán Cao Tổ rất không yên tâm về họ. Một tướng cũ của Hạng Vũ là Chung Ly Muội đang bị Hán Cao Tổ lùng bắt, nhưng lại được Hàn Tín thu dụng.

Năm thứ hai, có người tố giác với Hán Cao Tổ là Hàn Tín mưu phản. Hán Cao Tổ hỏi các đại thần xem các đại thần nên làm thế nào. Rất nhiều người chủ trương nên đem quân đi đánh. Chỉ có Trần Bình phản đối, Trần Bình nói: "Quân đội của Hàn Tín tinh nhuệ hơn chúng ta. Tướng ta dưới quyền Hàn Tín cũng mạnh hơn chúng ta. Dùng vũ lực đối phó với Hàn Tín khó lòng thắng được".

Sau đó, Hán Cao Tổ dùng kế của Trần Bình, giả vờ đi tuần du đến đầm Vân Mộng, lệnh cho các chư hầu đến họp. Hàn Tín nhận được lệnh, không thể không đến. Đến đất Trần, Hán Cao Tổ sai võ sĩ trói Hàn Tín lại, xử tội. Có người khuyên Hán Cao Tổ nghĩ tới công lao cũ của Hàn Tín, nên xử lý khoan hồng. Hán Cao Tổ bèn miễn tội, nhưng thu lại tước Sở vương, giáng phong là Hoài Âm hầu. Sau khi bị giáng chức, Hàn Tín buồn rầu, thường mượn cớ có bệnh, không vào triều kiến. Mấy năm sau, tướng Trần Hy làm phản, tự xưng là Đại vương (vương ở đất Đại), trong một thời gian ngắn chiếm được hơn 20 thành. Hán Cao Tổ sai Hoài Âm hầu Hàn Tín và Lương vương Bành Việt cùng đem quân đánh Trần Hy, nhưng cả hai người đều thác cớ có bệnh, không chịu xuất binh. Hán Cao Tổ đành tự đem quân đi đánh Trần Hy.

LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂMWhere stories live. Discover now