37 phẩm trợ đạo

10 0 0
                                    

Chánh Pháp gồm 37 phẩm này giúp chúng ta đạt được "đạo" bằng trí tuệ, bằng sự quán chiếu, nhận thức được chân lý chứ không phải chỉ bằng niềm tin đơn giản mà thôi.

Toàn bộ giáo pháp của đạo Phật, chia ra 37 phẩm, gồm có:

Tứ niệm xứ (4)
Tứ như ý túc, (4)
Tứ chính cần, (4)
Ngũ căn, (5)
Ngũ lực, (5)
Thất bồ đề phần (7)
Bát chánh đạo. (8)

I. TỨ NIỆM XỨ:

Là bốn chỗ cần quán niệm luôn luôn.

1. Quán thân bất tịnh: nghĩa là luôn luôn nhớ rằng thân xác tứ đại này chứa toàn những thứ nhơ nhớp, những thứ bất tịnh bên trong.

2. Quán thọ thị khổ: nghĩa là luôn luôn nhớ rằng thọ nhận nhiều cảm giác, nhiều tự ái, ai nói gì cũng chấp chặt, thì tức nhiên là khổ.

3. Quán tâm vô thường: nghĩa là luôn luôn nhớ rằng tâm ý con người đổi thay vô chừng, không cố định, nay vầy mai khác, chớ có chấp chặt làm chi cho khổ!

4. Quán pháp vô ngã: nghĩa là luôn luôn nhớ rằng mọi sự mọi việc trên thế gian đều không nhứt định, không cố định. Thí dụ những quan niệm chồng chúa vợ tôi, trọng nam khinh nữ, chỉ đúng ở thời đại nào đó mà thôi, không có thực thể cố định, không đúng với mọi thời gian, không đúng với mọi không gian.

II. TỨ CHÁNH CẦN:

Là bốn việc luôn luôn chuyên cần, chăm chỉ thực hành một cách chân chính.
*Đối với việc bất thiện đã sinh, phải trừ dứt hẳn,
* Đối với việc bất thiện chưa sinh, đừng cho sinh ra,
* Đối với việc thiện chưa sinh, làm cho sinh ra,
* Đối với việc thiện đã sinh, làm cho tăng trưởng.

III. TỨ NHƯ Ý TÚC

Là bốn pháp thiền định, hay là bốn phương tiện đưa chúng ta đến chỗ như ý muốn, thành tựu viên mãn.
Đó là: dục, cần, tâm, quán.
Nghĩa là: chúng ta phải có lòng thiết tha mong muốn, tìm cầu sự giải thoát, chúng ta phải chuyên cần, tinh tấn học hiểu giáo lý, chúng ta phải khắc chế tâm niệm đến chỗ bất loạn, chúng ta phải biết cách quán chiếu để giác ngộ chân lý, thấu hiểu lẽ thực.

IV. NGỦ CĂN:

Là năm pháp căn bản sinh ra các việc thiện. Đó là: tín, tấn, niệm, định, tuệ. Nghĩa là: chúng ta phải có niềm tin sâu xa, vững chắc nơi Chánh Pháp vô thượng, tinh tấn tu tâm dưỡng tánh không hề biết mệt mỏi, luôn luôn có tâm niệm hiền thiện, từ bi hỷ xả, luôn luôn giữ sự bình thản, tỉnh thức, thiền định, bất loạn và luôn luôn dùng trí tuệ để suy xét mọi sự mọi việc, không tin tưởng bừa bãi, không mê tín dị đoan.

V. NGŨ LỰC:

Là năm sức mạnh do năm pháp căn bản nói trên thành tựu được. Nghĩa là do tín lực chúng ta có niềm tin kiên cố, mạnh mẽ nơi Chánh Pháp, do tấn lực chúng ta có sức mạnh tinh thần bất thối chuyển, san bằng những trở ngại trên đường tu tập, do niệm lực chúng ta luôn luôn ghi nhớ những thiện pháp, do định lực chúng ta có được sự tập trung tư tưởng, và do tuệ lực chúng ta giác ngộ được con đường giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.

VI.  THẤT BỒ ĐỀ PHẦN:

Còn gọi là "thất giác chi", là bảy phần hiểu biết, bảy điều dẫn đến chỗ giác ngộ.

Đó là: trạch pháp, tinh tấn, hoan hỷ, khinh an, niệm, định, xã.

1. Trạch pháp: là dùng trí tuệ chọn lựa sự thực hư, chơn giả của tất cả các pháp.

2. Tinh tấn: là tâm mạnh mẽ dứt trừ tất cả các nghiệp bất thiện, thực hành tất cả các nghiệp thiện.

3. Hoan hỷ: là tâm luôn luôn vui vẻ với mọi người, với mọi việc trên thế gian, không phân biệt gì cả, để tất cả chúng sanh đều hỷ kiến.

4. Khinh an: là tâm nhẹ nhàng, an lạc khi dứt trừ các phiền não, các cố chấp nặng nề, thoát ra ngoài vòng tục lụy của thế gian.

5. Niệm: là tâm luôn luôn nhớ nghĩ đến chư Phật, đến tất cả chúng sanh, vì tâm từ bi hỷ xả mà hành trì giới luật, làm các việc phước thiện.

6.Định: là tâm luôn luôn bình thản, không tán loạn, an nhiên, tự tại.

7. Xã: là tâm buông bỏ tất cả những hệ lụy của cuộc đời, tất cả những thành kiến, định kiến, thiên kiến, biên kiến, tà kiến, ác kiến, thường kiến, đoạn kiến, không chấp chặt những tư tưởng chật hẹp, ích kỷ.

VII. BÁT CHÁNH ĐẠO:

Nhận thức chân chính, Tư duy chân chính, Ngôn ngữ chân chính, Hành động chân chính,  Sinh kế chân chính, Chuyên cần chân chính,  Niệm lực chân chính,  Định lực chân chính.

1. Chánh kiến: hiểu biết đúng đắn tất cả pháp thế gian và xuất thế gian => tin tưởng nhân quả nghiệp báo.

2. Chánh ngữ: Lời nói hợp đạo lý, không nói dối, không nói hai lời, không nói ác khẩu, không nói thiêu dệt.

3. Chánh tư duy: suy nghĩ đúng đắn, khiến tâm niệm hướng về chánh đạo.

4. Chánh nghiệp: việc làm chính đáng không làm những việc xấu ác.

5. Chánh mạng: là những phương thức sinh hoạt chánh đáng, không làm hại người, sát sinh, đánh bạc không làm các nghề nghiệp có tính ác.

6. Chánh tinh tấn: siêng năng tu hành đúng chánh pháp, không lui xục như niệm phật, phụng sự kết duyên với mọi người.

7. Chánh niệm: ý niệm chân chánh thường luân niệm tam bảo, nhớ nghĩ việc bố thí, giới luật.

8. Chánh định: thiền định đạt sự an nhiên, tịch tỉnh, chẳng loạn động -> đó là định lực)


37 phẩm trợ đạoWhere stories live. Discover now