Phi lộ

896 32 0
                                    

NIÊM HOA VI TIẾU

Oops! This image does not follow our content guidelines. To continue publishing, please remove it or upload a different image.

NIÊM HOA VI TIẾU

(Tay cầm hoa, mặt hiện ý cười)

Thể loại: Truyện ngắn lịch sử, lãng mạn

Rating: 16+

Tình trạng: Đã hoàn thành

Cảnh báo: Không có

Gửi đến isis lời cảm ơn đặc biệt vì những góp ý giúp hoàn thiện câu chuyện

*

* *


Để câu chuyện thành hình, đi từ ý tưởng mơ hồ đến những câu chữ hữu hình, thì mình phải nhờ đến sự giúp đỡ lý tính của nhiều người khác. Đó là các tác giả – học giả, những người đã dành thời gian nghiên cứu kỹ càng về cuộc đời Trần Thái Tông lẫn tư tưởng của ông. Thông qua việc đọc sách và các nghiên cứu của họ, mình tìm được một con đường tắt để đi. Việc xây dựng nhân vật nhờ thế cũng trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, những lời nhận xét, góp ý từ bạn bè, đặc biệt là từ người chị em isis cũng giúp mình rất nhiều trong việc sắp xếp lại các ý tưởng, chỉnh sửa câu chữ và gợi ý hướng phát triển tốt hơn cho câu chuyện. Tuy nhiên, vì đây là một tác phẩm văn học mang những diễn giải cá nhân của mình đối với các sự kiện và nhân vật ở thế kỷ XIII, nên sẽ khó đảm bảo tính chính xác toàn vẹn về mặt lịch sử. Do đó, sai sót (nếu có) trong truyện chắc chắn đều bắt nguồn từ hạn chế hoặc nhầm lẫn của cá nhân mình.

Để đem đến trải nghiệm đọc trọn vẹn nhất, mình có một số lưu ý về nội dung truyện:

1. Tiêu đề "Niêm hoa vi tiếu" lấy từ công án nổi tiếng của Thiền tông mà Trần Thái Tông đã giải. Nội dung đầy đủ của công án như sau: "Thế Tôn niêm khởi nhất chi hoa, Ca Diếp kim triêu đắc đáo gia. Nhược vị thử vi truyền pháp yếu, bắc viên thích Việt lộ ứng xa". (Đại ý: Thế Tôn giơ một cành hoa, hôm nay Ca Diếp đắc đạo. Nếu gọi như vậy là truyền yếu chỉ Phật pháp thì càng xe bắc muốn thích hợp với đường xá Việt thì cần phải có xe tương ứng. Ngụ ý: Niêm hoa vi tiếu của phương Bắc là con đường đạo của riêng phương Bắc thôi, muốn đi đường nước Việt phải chọn cỗ xe khác). Cách Trần Thái Tông giải công án này, giống như con đường học đạo của cụ ấy, nói về việc đi một con đường khác phù hợp hơn. Mình chọn tiêu đề này vì nó gói gọn ý tưởng của cả câu chuyện: Một Trần Thái Tông khác, một Trần Thái Tông theo tưởng tượng của riêng mình. Không gắn với Chiêu Thánh, không phải làm những chuyện bất đắc dĩ. cứ thanh thản mà nhìn cuộc đời và chấp nhận mọi thứ, đúng với câu "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" (Nên sinh ra cái tâm không bám víu vào một tướng nào).

2. Truyện có sử dụng môt số lời thoại được Trần Thái Tông thuật lại trong Lời bạt của Thiền tông chỉ nam.

3. Cách gọi Trần Liễu là Hoài Vương thay vì Phụng Càn Vương theo một số sử liệu nhằm tạo nhịp điệu tự nhiên cho hội thoại. Mình vẫn hoan nghênh góp ý, nhưng hi vọng người đọc không thấy khó chịu nếu chi tiết này không được sửa.

Cuối cùng, truyện có tham khảo từ các tài liệu và sách dưới đây (tiêu đề và thông tin đính kèm chưa được trình bày đúng quy cách)

- Thiền học Trần Thái Tông, Nguyễn Đăng Thục, NXB Văn hóa thông tin, 1996.

- Tuệ Trung nhân sĩ – thượng sĩ – thi sĩ, Nguyễn Duy Hinh, NXB Khoa học Xã hội, 1998.

- Loại hình tác giả Hoàng đế – Thiền sư – Thi sĩ triều Trần, Nguyễn Hữu Sơn, NXB Khoa học Xã hội, 2021.

- Vương triều Trần, PGS. TS Vũ Văn Quân chủ biên, NXB Hà Nội, 2022.

Khóa Hư Lục, Trần Thái Tông ngự bút, Nguyễn Đăng Thục dịch và chú thích, nhà in Khuông Việt, 1972.

[Truyện ngắn lịch sử] Niêm hoa vi tiếuWhere stories live. Discover now