Giáo trình huấn luyện ATLĐ EW

1.9K 4 5
                                    

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN

AN TÒAN LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN

PHẦN 1

         I.    Mục đích – Ý nghĩa công tác Bảo hộ lao động

·        Mục đích

Trong quá trình lao động dù áp dụng kỹ thuật công nghệ đơn giản hay áp dụng kỹ thuật công nghệ phức tạp, tiên tiến đều phát sinh và tiểm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có hại, gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Do vậy, nếu không phòng ngừa cẩn thận sẽ có thể tác động vào con người gây chấn thương, làm giảm sút khả năng lao động hoặc tử vong. Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có vị trí rất quan trọng và là một trong yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm mục đích:  

- Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra tai nạn chấn thương làm mất khả năng lao động, gây tàn phế hoặc tử vong trong quá trình lao động.

- Bảo đảm người lao động khoẻ mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu gây ra.

-  Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng lao động cho người lao động.

·        Ý nghĩa

- Ý nghĩa xã hội:

 - Công tác bảo hộ lao động là chăm lo  đời sống, hạnh phúc người lao động. Bảo hộ lao động chính là yêu cầu thiết thực của những họat động xã hội. Là yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của người lao động, vì mỗi thành viên trong gia đình xã hội ai cũng muốn khỏe mạnh, lành lặng, nghề nghiệp được nâng cao cùng chăm lo hạnh phúc gia đình góp phần phát triển cộng đồng xã hội.

- Ý nghĩa kinh tế:

- Làm tốt công tác bảo hộ lao động sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội . 

- Nếu người lao động được bảo vệ tốt, có sức khỏe không bệnh tật, điều kiện lao động thỏai mái, không nơm nớp lo tai nạn lao  động, mắc bệnh nghề nghiệp, họ sẽ an tâm phấn khởi lao động. Do đó, phúc lợi tập thể dược tăng lên, tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất tinh thần của cá nhân người lao  động và tập thể lao động. Từ đó, có tác động  tích cực đảm bảo lđ tốt.

- Nếu ốm  đau, phải nghỉ việc  để chữa trị sẽ giảm ngày công lao động, người lao động bị tàn phế, mất sức lao  động, thì ngoài việc khả năng lao động giảm, sức lao động toàn xã hội cung giảm, xã hội phải lo việc chăm sóc chữa trị và các chính sách xã hội khác liên quan.

- Ngoài ra, chi phí bồi thường tai nạn,  đau ốm,  điều trị bệnh… sẽ rất lớn, đồng thời là các chi phí lớn do máy, thiết bị nhà xưởng, nguyên vật liệu bị hư hại.

- Nhìn chung, tai nạn lao  động, ốm  đau xảy ra nhiều hay ít đều đưa đến thiệt hại về người và tài sản, gây trở ngại cho sản xuất. Do đó, quan tâm tốt công tác bảo hộ lao động là thể hiện việc quan tâm phát triển kinh tế. 

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 19, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Giáo trình huấn luyện ATLĐ EWNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ