one

137 11 0
                                    

Chỉ khi gót giày người ta mòn dần đi bởi những con đường nhựa thẳng tắp lề lối, và đôi vai thì mỏi nhừ vì phải gồng gánh cái bầu không khí chật ních chen chúc nhau tuôn ra từ những nhà hàng xa xỉ, ta mới thấy ở cái thành phố này, bản đồ chẳng có nổi một tác dụng gì.

Thành phố luôn có đầy rẫy những kẻ lạc lối. Những kẻ mà đã thuộc lòng tên từng con đường, biết rõ từng ngõ ngách, đôi chân quen thói dẫu có sa đà vẫn luôn bước đúng hướng - những người thành phố. Họ gắn bó với phồn hoa đô thị, với cái ngời ngời của những toà nhà cao vút treo đầy bảng hiệu ngợp mắt, với những con đường sạch sẽ và văn minh, với những nhà hàng đắt tiền lúc nào cũng ầm ầm tiếng cốc chén va vào nhau, với những đèn đường sáng choang và những cốc cà phê sang chảnh nguội ngắt, với một bầu trời chẳng lấy một bóng sao và lúc nào cũng mù mờ như thể đắp lên cả ngàn mùa sương. Gắn bó như thế, đủ lâu để họ nhận ra nơi này có thuộc về mình hay không.

Một số người bảo có, nhưng một số kẻ lại bảo không. Không, vì tôi quen đến thế rồi, mà vẫn lạc. Những kẻ lạc lối tựa như những bóng ma, luôn lẩn khuất và vô định. Chúng không có lịch trình, không có một tuyến đường riêng. Để gió lùa vào kẽ tay, nắm chặt lấy và cứ như vậy bước đi. Gió biết mình đi đâu, những kẻ đi lạc thì không, nên đành nhắm mắt đi theo như vậy. Kể ra thì ngoài thiên nhiên phóng khoáng luôn làm bạn với những kẻ lạc lối, nào còn ai nữa đâu? Những kẻ lạc lối luôn tìm cách chạy thoát, thoát khỏi nơi chật hẹp gò bó này, thoát khỏi thế giới mà ai cũng có một tuyến đường riêng cho mình, thoát khỏi nơi vận hành như được lập trình sẵn, đi làm - về nhà - đi làm. Thế nên họ cứ đi, đi mãi như thế, và chẳng biết về đâu. Người thành phố là như thế, lệch ra khỏi quỹ đạo gốc của mình, họ sẽ lại chẳng biết đi đâu trong thành phố của chính họ.

Nhưng gió không phải lúc nào cũng nhiều, còn bầu trời thì lại chẳng còn sao để mà nhìn ra đông tây nam bắc, thành phố cũng chẳng đào đâu ra một ngọn hải đăng. Họ sẽ lại về với quỹ đạo cũ của mình, về với chỗ trú chân có đôi chút quen thuộc. Kẻ đi lạc không cần bản đồ thành phố, họ cần bản đồ tìm về "nhà", tìm cho họ một nơi có đủ ấm áp và yêu thương để họ có thể trở về.

Không phải "lạc lối", là "lạc lõng".

Ta cứ lặng lẽ bước theo một quỹ đạo như thế, một quỹ đạo không thay đổi,

Nhưng nếu không thay đổi quỹ đạo ấy, làm sao tìm được chốn về của mình đây? Vậy ra cách duy nhất để thoát khỏi cái mác kẻ đi lạc, chính là đi ra khỏi quỹ đạo của mình, hay như cách mà cả xã hội vẫn gọi, đi lạc hay sao?

Kẻ đi lạc thì không có nhà. Họ vẫn có chỗ ăn, chỗ ngủ, chỗ chơi game, nhưng không có chỗ cho trái tim của mình, không có chỗ cho một ngọn lửa nhen nhóm trong tim họ.

Nhưng con người ấy à, đôi khi trái tim không có đủ giá trị để so sánh với vật chất xa hoa. Vậy nên mới có những đứa trẻ gắn đời mình với chiếc điện thoại thông minh, mà vẫn không lạc đường, yên lành về tới nhà; có những đứa trẻ biết đủ loại ngôn ngữ, nhưng lại không thể thốt lên một tiếng "cảm ơn", hay một lời "xin lỗi".

Trở thành một kẻ đi lạc đã là một tội đày, thì một kẻ đi lạc chẳng hay mình lạc lõng lại đáng sợ hơn.

Thế người làm nghề giáo có bao giờ đi lạc không?

Kẻ đi lạcDonde viven las historias. Descúbrelo ahora