Hiệu Ứng Tâm Lý Quá Giới Hạn

31 2 0
                                    

Có lần, cháu bé học lớp tám, con của một người quen, từng tâm sự với tôi, đại ý thế này:

“Mỗi lần mẹ mắng cháu về lỗi gì đó, mẹ sẽ mắng mãi không dứt. Mỗi khi mẹ muốn cháu làm gì, mẹ lặp đi lặp lại cho đến khi cháu buộc phải làm thì thôi, dù
cháu không muốn làm, nhưng cháu phải làm để mẹ cháu đừng nói nữa. Khi mà cháu mắc lỗi, mẹ phân tích dài lắm, nói mãi nói mãi... Cháu sợ mẹ, dần tránh xa mẹ, và chẳng hiểu sao khi nghe nhiều cháu bị nhờn ý. Mỗi khi mẹ bắt đầu nói, trong đầu cháu sẽ nghĩ đến
những thứ khác, không còn để tâm xem mẹ nói gì nữa. Cháu còn bắt đầu tức và cãi mẹ. Thế là mẹ cháu bảo cháu mất dạy.”

Là một người lớn, tôi đã nghĩ rằng mẹ cháu mắng cháu nhiều thế là vì quan tâm đến con thôi, nói nhiều mỏi mồm
và mệt chứ, có ai muốn nói nhiều đâu. Cho đến một ngày tôi sang nhà cháu có việc, phát hiện ra bố mẹ cháu nói nhiều
kinh khủng. Khi đứa trẻ vừa đi học về và lên phòng, bố mẹ bé liền giục con đi tắm, giục liên tục đến khi đứa bé vào tắm thì thôi, kể cả khi đứa trẻ đã gắt lên: “Lát nữa con tắm!”

Trong thời gian tôi ngồi nói chuyện với anh chồng về công việc, chị vợ ở phòng khác vẫn luôn miệng càu nhàu con về đủ mọi thứ trên đời. Họ có hai con, và chị vợ hết nói về đứa này lại nói về đứa khác, liên tục liên tục, đến tôi là người ngoài mà còn thấy choáng váng đầu óc. Trước khi về, tôi hỏi: “Sao chị nói bọn trẻ nhiều thế? Những cái vặt vãnh
chị để bọn trẻ tự quyết đi, chứ cứ nói liên tục như vậy thực sự nghe rất mệt ấy.” Chị liền nói xối xả: “Đấy cô thấy chưa, nói nhiều như thế mà chúng nó có chịu nghe đâu, cứ là mặt chúng nó ra. Đó là chưa kể nó còn cãi cơ. Nói đến thế rồi mà không được thì chẳng biết còn phải làm thế nào, không lẽ phải cho chúng nó ăn đòn.” Anh chồng đứng cạnh gật gù: “Bọn này bướng lắm, nói chẳng chịu nghe, đến tuổi láo rồi.”

Hai anh chị ấy đều không biết đến “hiệu ứng tâm lý quá giới hạn”. Hiệu ứng quá giới hạn đề cập đến việc khi phải chịu một kích thích quá mức, quá nhiều, trong thời gian quá dài, con người sẽ cảm thấy mất kiên nhẫn, khó chịu và muốn phản kháng.

Có một câu chuyện như sau:

Có lần nhà văn Mark Twain' nghe mục sư giảng tại một nhà thờ. Ban đầu, ông cảm thấy mục sư giảng hay nên có ý định quyên góp tiền. Nhưng sau mười phút, ông cảm thấy mất kiên nhẫn dần, nên quyết định sẽ quyên ít tiền lại. Rồi thêm mười phút sau, mục sư vẫn tiếp tục bài giảng đều đều, ông cảm thấy khó chịu và quyết định không quyên góp nữa. Thậm chí, một số dị bản còn kể rằng do cảm thấy tức giận vì mục sư nói
quá nhiều, Mark Twain không những chẳng quyên góp mà còn lấy trộm hai xu từ cái đĩa!

Mark Twain đã bị kích thích trong thời gian dài, khiến ông không chịu được và thay đổi ý định của mình. Đây là cách mà hiệu ứng quá giới hạn được phát hiện. Từ đó, người ta thường giảm bớt tình trạng kích thích, nhắc lại thái quá
một vấn đề để tránh hiệu ứng này sinh ra làm ảnh hưởng đến tâm lý.

Ngay đến cả môi trường quản lý khắt khe như trong trại giam, những cán bộ và giám thị trại giam còn phải học cách nói vừa đủ, không dài dòng miên man. Tất cả các mệnh lệnh đưa ra đều phải gãy gọn, vừa đủ, không càu nhàu, lèm
bèm. Công tác giáo dục phạm nhân trong trại cũng ngắn gọn, tránh giải thích lê thê, nói thẳng vào vấn đề, tác phong nghiêm túc. Bởi nếu cán bộ cứ càm ràm hay dài dòng quá, sự giáo dục sẽ phản tác dụng.

[Onshort] Hiệu Ứng Tâm Lý Quá Giới HạnWhere stories live. Discover now