10

1.5K 133 4
                                    

Tiên môn bách gia lúc trước nghĩ Cô Tô Lam thị đã lú lẫn rồi! Hàm Quang Quân khí chất hơn người, phong lưu trang nhã vậy mà thừa nhận một thứ nghiệt chủng tà đạo, mang về Vân Thâm Bất Tri Xứ còn cho đứa trẻ một danh phận. Tuyên bố với Tu chân giới đứa trẻ là con của y, giọt máu của Lam gia.

Sau khi huyết tẩy Bất Dạ Thiên. Các gia tộc lớn nhỏ đều ra sức chèn ép Vân Mộng Giang thị. Bắt buộc Giang Trừng phải giao cốt nhục của Ngụy Vô Tiện ra. Châm ngôn lúc bấy giờ là  "không thể để một góc rể nào của Ngụy Vô Tiện được tồn tại"

Sở dĩ một tuần Giang Trừng vắng mặt khi Lam Yên Nhiên ở Liên Hoa Ổ. Nguyên nhân vì hắn đã phải đau đầu đàm phán với Tiên môn bách gia, nhưng hắn khi ấy dù có đóng góp to lớn trong việc diệt trừ Di Lăng Lão Tổ đi chăng nữa cũng không đối đầu lại thế lực của các gia tộc lúc bấy giờ, huống hồ họ còn hợp lực lại để chèn ép hắn.

Cũng may có Lam Hi Thần đại diện Cô Tô Lam thị ra nói giúp vài câu và cam đoan dạy dỗ đứa trẻ tu tiên hướng đạo còn nói sẽ mang về Vân Thâm Bất Tri Xứ mà giám sát, không để đứa trẻ lâm vào con đường sai trái của Ngụy Vô Tiện.

Quyết định ban đầu sẽ tạm thời để đứa trẻ ở lại Liên Hoa Ổ. Một năm sau mang về Vân Thâm Bất Tri Xứ tu đạo hướng thiện và giám sát nghiêm ngặt không cho nàng rời khỏi dù là nữa bước, nói cách khác họ quyết định giam lỏng đứa trẻ ở Vân Thâm Bất Tri Xứ phòng ngừa việc nàng tiếp cận với quỷ đạo.

Vốn dĩ họ vẫn chưa chấp nhận lời hứa hẹn này nhưng Lam Khải Nhân đã đích thân đến nơi để đính chính với bọn họ, nên Tiên môn bách gia cũng xem như cắn răng mà chấp nhận.

Giờ đây họ lại có cái nhìn khác về đứa trẻ mà họ gọi là "nghiệt chủng tà đạo".

Lam Yên Nhiên thông minh, tài giỏi hơn người. Tám tuổi đã biết cầm, kỳ, thi, họa. Mười tuổi đã được kết đan và một thời gian ngắn sau đó đã có thể ngự kiếm. Được Lam Hi Thần tận tình dạy bảo, y thuật tiến bộ vượt bậc, mười ba tuổi đã sáng chế ra đan dược trị thương hiệu quả.

Cầm thuật và kiếm pháp Lam gia được chính tay Hàm Quang Quân chỉ dạy, Lam Khải Nhân cũng góp một phần nhỏ dạy bảo nàng.

Đối với việc đánh cờ, ban đầu nàng chỉ thấy Lam Tư Truy ngồi chơi với mấy vị trưởng lão lớn tuổi. Nàng tò mò nên cũng theo học, Lam Tư Truy chỉ cách chơi cho nàng, ván đầu tiên Lam Tư Truy thắng và cũng là ván cuối cùng. Lam Yên Nhiên trí óc sáng suốt, sau khi thua ván đầu đến ván thứ hai nàng thắng và hầu như là bao gồm cả những ván sau này.

Đối với các trưởng lão lớn tuổi, nàng có lúc thắng cũng có lúc thua, nhưng đối với các bàn thắng của các vị trưởng lão cũng không vinh quang gì cho cam.

Nói về thi thơ, nàng tùy lúc tùy hứng có thể ngâm ra một câu với giọng điệu lưu loát ngân nga, lên cao xuống thấp, trầm bổng nhịp nhàng. Mà đối với loại năng khiếu này nàng được học lại hoàn toàn từ Lam Khải Nhân. Chính ông cũng đã thừa nhận khả năng ngâm thơ của nàng rất có nhịp điệu, ngân nga và lưu loát, hoàn toàn đúng với kỳ vọng mà ông dành cho nàng.

Còn về họa tranh. Đây hoàn toàn là do một loại cảm xúc sợ hãi của nàng mà ra. Năm bảy tuổi, Lam Yên Nhiên lo sợ nàng không còn nhớ rõ dung mạo của Ngụy Vô Tiện, chỉ còn lại hình ảnh hắc y tươi cười thổi sáo, tóc dài toán loạn đung đưa theo gió. Nàng sợ rằng khi lớn hơn tí nữa nàng sẽ quên mất khuôn mặt và cả nụ cười ôn nhu của Ngụy Vô Tiện nên đã khắc họa hắn lại. Nàng vẻ hai bức, một bức là hình ảnh Ngụy Vô Tiện thổi sáo như trong kí ức, bức thứ hai nàng vẻ Ngụy Vô Tiện đang tươi cười giang tay chào đón nàng.

Tiếp theo đó nàng tùy cơ tùy hứng mà vẻ vô số bức họa khác. Cảnh núi non rừng yên của Cô Tô và cả cảnh sắc uy nghiêm của Vân Thâm Bất Tri Xứ khi ngày đầu nàng đến.

Lam Khải Nhân trong một lần tình cờ hiếm có đã ghé qua An Thất, trông thấy các bức họa của nàng ông chỉ vuốt râu thầm tán thưởng trong lòng. Ông cũng đã có ý kiến với nàng về việc mang những bức họa này đến đại sảnh đường và nhiều nơi khác trong Vân Thâm Bất Tri Xứ. Tất nhiên Lam Yên Nhiên sẽ chẳng quan tâm đến ý định này, mặc Lam Khải Nhân muốn làm gì thì làm, dù gì đây cũng là nàng tùy cơ tùy hứng mà vẽ lên.

Các vị khách hay các tông chủ gia tộc có ghé thăm, hỏi về tác giả của bức họa. Lam Khải Nhân chỉ vuốt nhẹ râu, ngẩng mặt kiêu ngạo tuyên bố Lam Yên Nhiên là người họa lên. Chỉ thấy họ vỗ nhẹ hai tay mà hết lời khen ngợi.

Khi Lam Yên Nhiên mười tuổi, với những năng khiếu và tài năng nàng đạt được Lam Khải Nhân quyết định ghi tên nàng vào gia phả Lam gia, bắt đầu lấy tên tự cho nàng. Chỉ có điều Lam Khải Nhân muốn lấy cả tên và tự hoàn toàn mới cho nàng, do chính ông đặt, ông không muốn đứa cháu này mang tên do Ngụy Vô Tiện đặt.

Nhưng Lam Yên Nhiên sống chết vẫn muốn giữ lại tên cũ, nàng còn ngoan cố mà quỳ trước từ đường Lam gia suốt mấy ngày. Khiến Lam Khải Nhân vừa tức giận vừa không đành lòng nhìn nàng giống như Lam Vong Cơ ngày ấy.

Lúc trước Lam Vong Cơ sau khi chịu đủ 33 roi giới tiên. Vẫn lê lết thân thể máu thịt lẫn lộn, bán sống bán chết mà quỳ trước phòng Lam Khải Nhân, xin ông hãy mang Lam Yên Nhiên về Vân Thâm Bất Tri Xứ.

Ngày ấy ông không tài nào chấp nhận dòng máu bẩn thỉu đó được, nhưng lại không đành lòng nhìn đồ đệ tâm đắc của mình, cơ thể bê bết máu, khuôn mặt tái đi không còn huyết sắc, sắp gục ngã đến nơi nhưng vẫn ngoan cố quỳ ở đó, dù có khuyên ngăn cỡ nào cũng không rời đi. Cuối cùng Lam Khải Nhân chỉ biết cắn răng miễn cưỡng đáp ứng.

Và giờ vẫn vậy. Lam Yên Nhiên ngoan cố quỳ ở từ đường Lam gia, phảng phất hình bóng của Lam Vong Cơ vào ba năm trước. Chỉ sau hai ngày, Lam Khải Nhân cũng mềm lòng mà toại nguyện cho nàng.

Tên Lam Yên tự Yên Nhiên.

Sau khi nghe Lam Yên Nhiên nói tên và tự của mình xong. Lam Khải Nhân có chút im lặng, trầm ngâm suy tư.

Xem ra Ngụy Vô Tiện tuy là một tà ma ngoại đạo, tội ác tày trời, số người đã chết dưới tay hắn không đếm xuể. Nhưng vẫn còn lại một chút tình thương và cả lý trí cuối cùng là đứa trẻ này. Lam Khải Nhân có thể cảm nhận được tinh yêu của Ngụy Vô Tiện dành cho nữ nhi của hắn qua tên của nàng. Ngụy Vô Tiện mong muốn ái nữ của mình một đời yên nhiên, sóng yên biển lặng, bình an vô sự.

[VONG TIỆN] ÁI NỮ CỦA ĐẠI MA ĐẦUNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ