Nghị luận xã hội

113 10 2
                                    

Khụ, đây là dự án văn lớp 10 đầu tiên trong học kì I của tổ tôi, không phải shortfic và cũng hoàn toàn không liên quan gì đến Boboiboy.

Chỉ là tôi muốn mọi người đọc bài do chính tôi viết thôi.

Mà cũng không hoàn toàn là tui viết, đoạn tác hại là của bạn khác trong tổ nhưng nó nặng nề quá nên tui remake lại.

Đề: Thói đổ lỗi của giới trẻ

Bài làm

Thư là một cô gái còn đang ở độ tuổi dậy thì. Vì hôm qua cô đã nói với các bạn là sẽ ăn sáng cùng với nhau nên Thư định đặt báo thức để sáng mai dậy sớm vào ngay tối đó. Thế mà cô lại mải mê ham chơi điện thoại đến nửa đêm, hoàn toàn quên mất việc này và hậu quả là cô đã ngủ quên đến khi mẹ gọi mới chịu tỉnh. Điều tồi tệ nhất đã xảy ra, Thư đến trễ trong buổi hẹn với mọi người, dù đã được tha lỗi nhưng cô vẫn còn ấm ức và khó chịu vì bản thân chưa bao giờ đến muộn cả mà giờ đây lại như thế này. Về đến nhà cô lập tức trách mẹ:

"Sao mẹ lại không gọi con dậy sớm hơn?"

Sau khi đọc câu chuyện thì các bạn cảm thấy như thế nào? Cảm thấy bất công cho người mẹ vì Thư mặc định rằng mình không có lỗi trong đó và quay ra đổ lỗi cho người mẹ của mình đúng không? Có hàng ngàn hàng vạn hoàn cảnh tương tự xảy ra mỗi ngày nhưng lại không thấy ai nói lên vì nó cho đến khi được chỉ ra cả. Bởi vì họ cho là chuyện bình thường chẳng có gì đáng để bàn cãi nhưng thực ra đây cũng là một vấn đề rất đáng để lưu ý mang tên "Thói đổ lỗi của giới trẻ hiện nay".

Đầu tiên, những thứ tôi viết trong đây đều không mang hàm ý lên án quá nặng nề và vấn đề cũng không trầm trọng hay nhức nhối đến mức đáng để bị như vậy. Đổ lỗi là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm, đùn đẩy trách nhiệm, viện cớ cho bản thân hoặc đổ lỗi cho người khác. Lỗi tư duy và thói quen này xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ lớn tới nhỏ, vậy tại sao tôi lại tập trung vào giới trẻ? Đó là tại vì độ tuổi thanh thiếu niên là độ tuổi xuất hiện nhiều nhất. Mỗi khi bị có sai sót gì đó không được như mong muốn là chúng ta lại bắt đầu mở miệng và thốt ra hai chữ "Tại vì"

"Tại vì em quên"

"Tại vì không ai nói với em"

"Tại vì số trời định rồi."

Và còn rất nhiều lý do nữa rồi cho đến khi nhận ra, bản thân mình đã trở thành một phần trong nhóm những người có thói quen đổ lỗi bất kể đúng sai lúc nào không hay. Một sự thật đáng buồn.

Thói quen đổ lỗi xuất hiện ở phần lớn giới trẻ được hình thành một phần là do cách giáo dục từ nhỏ. Giống như tôi, khi tôi còn nhỏ thì mỗi lần tôi tẽ ngã và khóc um lên vì vấp phải một thứ gì đó, cha mẹ tôi sẽ lại dỗ dành tôi, đánh vào những vật vô tội đó như nói rằng vì nó đứng đó nên mới làm tôi bị thương. Lớn lên nữa thì cha mẹ tôi nói rằng do nhà trường không chịu dạy dỗ và uốn nắn học sinh đúng cách nên tôi mới phản nghịch, giáo viên trên trường lại cho là vì cha mẹ tôi nên tôi mới như vậy. Một nhận thức, thói quen mới cứ như vậy mà tạo ra và theo tôi đến tận sau này.

Tôi hiểu các bạn muốn tự quyết định cuộc đời mình, chỉ là tôi mong những ai đọc được bài viết này có thể tránh bước vào "vết xe đổ" của chính tôi. Thói quen đổ lỗi có ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi và cách cư xử của tôi. Luôn chối bỏ, đùn đẩy trách nhiệm của bản thân. Khi bị hỏi về sai lầm, câu cửa miệng của tôi sẽ là "Tại vì...". Ngày qua ngày, tôi đổ lỗi cho tất cả mọi thứ, do cha mẹ, do hoàn cảnh, do số phân,... nhưng suy cho cùng nguyên nhân lớn nhất lại là chính tôi. Tôi không phải là "nạn nhân" như mình đã tưởng, tôi...là người gây nên lỗi lầm.

Và rồi đến một ngày, tôi không kiềm được suy nghĩ và không tự chủ được lời nói, biểu cảm, như một phản xạ có điều kiện chỉ để giúp cho bản thân thoát nạn. Khi đó lỗi của tôi lớn hay nhỏ không còn quan trọng nữa, bởi vì hành động lúc ấy của tôi đã làm tổn thương đến người kia mất rồi. Tôi suýt mất đi người bạn thân nhất của mình và tôi thật sự không muốn trải nghiệm lại lần nữa chuyện này đâu. Sau đó tôi chợt nhận ra đổ lỗi không chỉ là không thành thật với bản thân, thiếu đi lòng tự trọng mà còn là mang đến nỗi oan ức, đau lòng cho đối phương, gây mất đoàn kết và hủy hoại mối quan hệ của nhau. Khi bạn đổ lỗi người khác thì đối phương cũng từ đó mà học thói đổ lỗi của bạn. Đổ lỗi không mang đến cho bạn nhiều lợi ích mà còn bào mòn tâm trí của bản thân và mọi người. Vậy xin bạn hãy liêm khiết, trung thực, đừng vì bản thân mà đổ lỗi cho người khác.

Không đổ lỗi không nghĩa có là phải nhận hết lỗi, tôi cũng không khuyến khích việc nhận tất cả lỗi lầm về mình. Bạn nhận phần mình làm sai là tốt nhưng nhận luôn cả phần người khác là không đúng. Nếu như vậy là bạn đang tạo cơ hội để người khác đổ lỗi cho bạn, người thiệt nhất vẫn sẽ là bạn chứ không ai hết.

Thật may mà các bạn bè của tôi, gia đình của tôi không vì thế mà bỏ tôi. Họ sẽ luôn nhắc nhở tôi mỗi khi có những suy nghĩ sai lầm, hướng tôi quay về con đường đúng đắn. Có một câu thành ngữ mà tôi rất tâm đắc: "Chạy trời không khỏi nắng". Ý chỉ việc cần đến sẽ đến, không trốn thoát nổi, cũng sẽ có ngày bạn phải đối mặt với những trách nhiệm của mình. Vậy thì tại sao bạn lại không thử tập chịu trách nhiệm từ bây giờ?

Sai lầm là điều không thể tránh khỏ trong cuộc sống nên nếu có thể mắc sai lầm có thể sửa thì ta lại càng có thêm nhiều kinh nghiệm , nhiều bài học quý báu cho ta , và nó đặc biệt quý báu với giới trẻ- người đang trong độ tuổi học tập và phát triển không ngừng để vượt qua những thử thách của cuộc đời để ngày càng hoàn thiện bản thân và góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển. Một quốc gia giàu mạnh không thể đi lên từ thói quen đổ lỗi của những trụ cột nước nhà được

P/s: đoạn tác hại chưa qua chỉnh sửa

Tôi không phải là người bậc trên của bạn mà là một tâm hồn đã từng mắc phải lỗi lầm này. Tôi ở đây cũng chẳng phải để giảng đạo bạn mà là để hướng con đường của bạn ra khỏi lối mòn mà tôi vẫn còn thấy trên đó là dấu chân của mình. Việc đổ lỗi sẽ hành hạ tâm trí, nhân cách con người, bạn sẽ thay đổi bản thân lúc nào không hay và còn mất đi lý trí, gay gắt, không tự chủ được lời nói, hành vi chỉ để giúp cho thân thoát nạn. Bạn sẽ dần trở nên vô tâm đến mọi người xung quanh. Một người hay đổ lỗi sẽ mang trong mình cảm giác tội lỗi, những nặng nề tâm lý. Những người đó luôn sống trong một hào quang giả tạo, để có ngày lộ ra bản chất u ám của họ. Đổ lỗi không chỉ là không thành thật với bản thân, thiếu đi lòng tự trọng mà còn là mang đến nỗi oan ức, đau lòng cho đối phương, gây mất đoàn kết và hủy hoại mối quan hệ của nhau.

"Một con cừu đen trong một bầy cừu trắng"

Xã hội không thể thịnh vượng bằng việc đổ lỗi và càng không thể để cho nó lấy. Khi bạn đổ lỗi người khác thì đối phương cũng từ đó mà học thói đổ lỗi của bạn. Đổ lỗi không mang đến cho bạn nhiều lợi ích mà còn bào mòn tâm trí của bản thân và mọi người. Vậy xin bạn hãy liêm khiết, trung thực, đừng vì bản thân mà đổ lỗi cho người khác.

Học học và họcTempat cerita menjadi hidup. Temukan sekarang