Ngoại truyện của Chu Thừa Dực

326 33 9
                                    

Sử viết, năm Cảnh Thọ thứ hai mươi mốt, trời rét đậm, Cảnh đế băng hà, truyền vị cho hoàng thái tôn Chu Thừa Dực.

Võ Chiêu đế Chu Thừa Dực là vị hoàng đế thứ bảy của Đại Nghiệp, đăng cơ vào năm Thành Đức thứ nhất.

Chiêu đế chính là con trai trưởng của vị thái tử vô năng Chu Thung, năm ông sinh ra Cảnh đế vừa đoạt quyền từ anh trai mình, tuyên bố cháu trai là trời giáng sứ mệnh, sắc phong là hoàng thái tôn.

Năm Cảnh Thọ thứ mười sáu, thái tử vô năng Chu Thung vì phạm tội mưu phản nên được ban tử, hoàng thái tôn Chu Thừa Dực hỏa thiêu tại Cung Trọng Hoa, sau không biết kết cục ra sao.

Năm Cảnh Thọ thứ hai mươi mốt, con trai thứ ba của Cảnh đế là tam hoàng tử Tấn Vương đăng vị tại Điện Thái Cực, hoàng thái tôn cầm di chiếu của tổ phụ trong tay, điều khiển hơn năm vạn cấm quân của hoàng thành và vệ quân của Kinh sở vệ, phát động chính biến, phế truất Tấn Vương thoái vị.

Sau hoàng thái tôn đăng cơ, đổi niên hiệu thành Thành Đức, xưng là Võ Chiêu đế.

Cả đời của Võ Chiêu đế cần chính yêu dân, chăm lo quản lý, từ khi ông đăng vị triều đình không còn chuyện vô dụng, ngày ngày thức khuya dậy sớm.

Nhưng một vị hoàng đế như vậy, ở sách sử hậu thế ghi chép lại khen chê không đồng nhất, bởi có vì hai lý do.

Năm Thành Đức thứ ba, Võ Chiêu đế nghi kị ngoại thích chuyên quyền, phế hoàng hậu Trần thị, giam cầm tại lãnh cung, sau đó treo cổ.

Mẫu tộc của hoàng hậu bị chém đầu cả nhà, Trần quốc cữu lăng trì xử tử, thủ cấp bị treo tại cổng thành phía nam.

Đến đây, Võ Chiêu đế hoàn toàn nắm giữ quyền lực trong tay.

Dòng dõi Trần thị, cũng chính là chi tộc của nhà ngoại Võ Chiêu đế bị đuổi tận giết tuyệt, thủ đoạn ngoan độc đến độ bị người người lên án.

Sau này Võ Chiêu đế cả đời không còn lập hậu, chuyên tâm triều chính.

Dưới gối có hai con trai, hoàng trưởng tử Chu Lộc Minh được sắc phong làm hoàng thái tử vào năm Thành Đức thứ năm.

Hoàng thứ tử Chu Hạc Minh được phong vương vào năm Thành Đức thứ bảy.

Năm Thành Đức thứ chín, Võ Chiêu đế chết bệnh.

Trong lúc tại vị ông tước bỏ phiên vương, chấn chỉnh quan lại, trọng dụng hiền thần, chấn hưng khoa cử, xây dựng cơ sở vững chắc cho thời đại hưng thịnh sau này.

Nhưng năm đó bệnh nặng, Võ Chiêu đế tính tình đại biến, ông trở nên đa nghi hay ngờ vực, cách chức rất nhiều bề tôi đắc lực. Mãi cho đến khi hoàng thái tử Chu Lộc Minh đăng vị, phục chức chư thần.

Năm tân đế đăng cơ đã đổi niên hiệu thành Hưng Hoằng.

Bài vị của Võ Chiêu đế được đưa vào Đạo quán hoàng gia nơi Huyền điện Đại Nghiệp. Hôm ấy trời nhiều mây và có mưa, tân đế chắp tay đứng trên đài cao của chùa miếu rất lâu, nghe chuông kêu ba tiếng rồi mới nói với em trai Thành Vương đang bung dù bên cạnh: "Đã hết khổ rồi, được như ước nguyện của ông ấy."

Nghe Quân Về - Mễ HoaNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ