5. [2k7+] Lưu ý khi làm bài đọc - hiểu.

16 4 3
                                    

Sau đây là một số những lưu ý nhỏ cho các bạn 2k7+ học chương trình mới, đề của chúng ta sẽ bị cắt bớt hoặc cắt bỏ hoàn toàn phần trắc nghiệm, chỉ còn lại phần đọc - hiểu.

Để không mất điểm ở những lỗi lặt vặt thì bên dưới là lời dặn thâm tình của giáo viên dạy Văn mà t ghi được. Có thể các bạn đã biết hoặc chưa biết, cùng check qua các dạng của đọc - hiểu nhé :3

1. Lưu ý cứng: Phải dành thời gian để đọc kĩ, hiểu ngữ liệu.

Từ 2-4 phút hay hơn tuỳ trường hợp vì một số bạn sẽ thấy đọc xong chẳng hiểu mô tê gì.

- Ngữ liệu nhiều dạng, nhưng t mới thấy qua:

+ Thơ: Không giới hạn tác giả nhưng khả năng cao vào các tác giả trong sách giáo khoa, hoặc một số trường giáo viên các bạn sẽ giới hạn.
VD: Vội vàng (Xuân Diệu), Áo trắng (Huy Cận), Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ (Chế Lan Viên).

+ Văn xuôi: Có thể là văn bản thông tin, báo, một phần của truyện ngắn - tiểu thuyết của tác giả nào đó.
VD: Cần câu và giỏ cá (Quà tặng cuộc sống), Bí ẩn của làn nước (Bảo Ninh).

Bình: Đề giữa kì I lớp 11 Bí ẩn của làn nước (Bảo Ninh) lớp t ít ai sống sót - tất nhiên là t vẫn sống - vì không đọc kĩ ngữ liệu, bị quả plot twist đau đớn lòng của tác giả quật ngã. Từ việc không hiểu ngữ liệu mà xuống dưới các bạn trả lời sai, mà đa số các câu ấy là các câu cho điểm.


2. Xác định thể thơ:

- Căn cứ dựa trên: số câu số chữ, cách gieo vần.

- Ghi nhớ đặc điểm các thể thơ trên 60%. Một số thể thơ: 

Thể thơ thất ngôn bát cú Đường LuậtThể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường LuậtThể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường LuậtThể thơ Lục BátThể thơ song thất lục bátThể thơ bốn chữThể thơ năm chữThể thơ sáu chữThể thơ bảy chữThể thơ tám chữThể thơ tự do 


3. Nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình:

- Khái niệm: Nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ và cảm xúc trong bài thơ. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, tiểu sử, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể nhưng được thể hiện qua giọng điệu, cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ.

- Tìm nhân vật bộc lộ cảm xúc. Căn cứ: bài thơ là cảm xúc của ai.

VD: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) - tác giả: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?", thể hiện quá rõ vì tác giả xưng "anh".

Nhớ rừng (Thế Lữ) - tác giả: Từ cảm xúc của con hổ => cảm xúc của tác giả (chứ không phải con hổ đâu mấy ní).


4. Biện pháp tu từ:

- Chỉ ra biện pháp tu từ đã được phân nửa số điểm của bài đó. Các bạn cố gắng gọi ra hết, hoặc nếu đề bài chỉ yêu cầu một biện pháp thì nêu một biện pháp ra thôi nhé. Khi nêu biện pháp tu từ ra, lưu ý phải chỉ rõ nó ở đâu.

VD: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng các biện pháp tu từ trong câu thơ "Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần" (Xuân Diệu).

Chỉ ra: Là gì? - Ở đâu? 

Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: "Tháng Giêng" được cảm nhận bằng vị giác, thông qua từ "ngon". "

Biện pháp ẩn dụ: "Cặp môi gần" - sức sống căng tràn người thiếu nữ, vẻ đẹp của tuổi trẻ.

Biện pháp so sánh: So sánh "Tháng Giêng" với "cặp môi gần" thông qua từ so sánh "như".

Kiểu như vậy á =))) 

- Về phần nêu tác dụng, rcm các bạn tách ý "nội dung" - cụ thể, câu ấy nhấn mạnh nội dung, bộc bạch tâm trạng cảm xúc gì, và "nghệ thuật" - cho câu thơ có nhịp điệu (điệp), gợi hình ảnh (so sánh),... Để làm gì á? Tất nhiên là cho các thầy cô dễ chấm, mà bản thân chúng ta không cần viết quá dài - các thầy cô thường chấm ý. 


5. Thông điệp được rút ra: Phải là chân lý được chắt lọc, được bộc lộ từ tình cảm của tác giả với cuộc đời.

- Tìm thông điệp có ý nghĩa nhất. Các bạn phải diễn giải từ câu nào, tình huống, nhân vật,.. nào trong ngữ liệu mà mình có được thông điệp ấy.

- Lý giải: ý nghĩa với mình, với mọi người. Cần chắt lọc để không lặp lại, viết từ ba đến bốn ý, có như vậy mới ăn trọn điểm câu này được.


6. Hiểu nội dung đoạn văn - đoạn thơ - câu thơ như thế nào.

- Cần có thao tác giải thích: Sử dụng kiểu câu định nghĩa, "là". 

- Bám vào các từ ngữ và chắt lọc được ý.

Bình: Có nhiều bạn thấy khóc khăn trong vấn đề hiểu câu văn - câu thơ, đó là vì các bạn không đọc nhiều. Nếu trải nghiệm văn học của bạn dày thì chắn chắn bạn sẽ sâu sắc hơn, khuyên thêm lần nữa là nên đọc sách nhiều vào TT. Mẹo nữa là bám vào giải thích từng cụm từ trong câu thơ, gắn câu văn với ngữ cảnh để định nghĩa, tập trung vào là sẽ tốt hơn thôi.


7. Đồng tình hay không đồng tình với quan niệm.

- Lưu ý cứng: Phải trả lời "đồng tình", "không đồng tình", hoặc "vừa đồng tình vừa không đồng tình". Nêu ra như vậy các bạn đã có phân nửa điểm bài này rồi.

- Lý giải: Dù có đồng tình hay không, phần giải thích của bạn có lý thì bạn vẫn sẽ được điểm, tốt nhất là nên có ba ý trở lên.

Bình: Vì sao không nên dẫn vào bài gián tiếp rồi nói "thật vậy"? Có một số thầy cô chấm rất cứng ngắc - chưa gặp qua nhưng bạn t gặp rồi, các bạn sẽ bị trừ điểm nếu không trả lời theo đúng ý. "Thật vậy" - "quả thực" - "đúng thế" có thể hiểu là bạn đồng ý với quan niệm nêu trên, nhưng thầy cô thì không nghĩ vậy. Không có câu "đồng tình" - "không đồng tình" như trong đáp án chấm thi là các bạn đã mất điểm rồi. Để bài mình an toàn thì tốt nhất là nên theo lối truyền thống, xuống dưới thích nói hươu nói vượn gì cũng được, miễn đừng lan man lặp ý. 



Taam: Không biết còn thiếu cái gì không, các bạn rcm vào dòng này cho t nhe :3 Bài này chắc sẽ còn được sửa nhiều đây.

Đúc kết lại thì các bạn nên viết đủ ý - thậm chí là nhiều ý, nhưng không phải là lặp ý. Không nên dài dòng, các bạn vẫn còn một bài nghị luận văn họcnghị luận xã hội nhiều điểm hơn ở phía sau. Hơn hết là các thầy cô thường chấm theo ý, đủ ý là có điểm, trình bày mạch lạc dễ cho các thầy cô chấm còn được ưu ái chấm nhẹ tay ở hai bài sau nữa.

Và đó là trải nghiệm của Taam với môn Văn, còn nhiều sai sót mong các bạn thông cảm. Chúc các bạn học tốt! Cố gắng trau dồi vốn trải nghiệm văn học của mình nhé!

[literature] Tập Tành Học VănWhere stories live. Discover now