Khẩn cấp và quan trọng

612 13 1
                                    

Những gì quan trọng thì hiếm khi khẩn cấp và những gì khẩn cấp thì hiếm khi quan trọng.

Thỉnh thoảng bạn có thấy mình dùng toàn bộ thời gian để kiểm soát khủng hoảng không? Rằng cuộc sống của bạn cơ bản là dành để “chữa hết đám cháy này đến đám cháy khác” không?


Vào cuối ngày, bạn có cảm thấy hoàn toàn kiệt sức, nhưng không thể xác định mình đã đạt được thành tích gì có ý nghĩa thực sự ?

Có chứ?

Thế thì bạn tôi ơi, có lẽ bạn đang lẫn lộn giữa việc khẩn cấp với việc quan trọng.

Trước đây, chúng ta đã biết về nhiều bài học lãnh đạo được góp nhặt từ cuộc đời của Dwight D. Eisenhower. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một điều khác – một nguyên tắc đã dẫn dắt ông trong suốt sự nghiệp thành công vang dội với vai trò là một vị tướng và một tổng thống.

“Những gì quan trọng thì hiếm khi khẩn cấp và những gì khẩn cấp thì hiếm khi quan trọng.”

Chúng ta sẽ xem xét về những điểm khác biệt giữa 2 việc rất khác nhau này ở phần dưới, và khám phá lý do vì sao việc hiểu được “Nguyên tắc ra quyết định của Eisenhower” lại có thể giúp bạn trở thành con người mà bạn mong muốn trở thành.

1. Khác Biệt Giữa Khẩn Cấp Và Quan Trọng

Công việc khẩn cấp nghĩa là công việc đó cần được chú ý ngay lập tức. Đây là những việc giục ta làm “Ngay bây giờ!” Các công việc khẩn cấp đặt chúng ta vàotrạng thái phản ứng đặc trưng là lối suy nghĩ đề phòng, tiêu cực, vội vàng và hạn hẹp.

Công việc quan trọng nghĩa là những gì góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ, giá trị, mục tiêu lâu dài của chúng ta. Đôi khi công việc quan trọng cũng cần gấp, nhưng thường thì không như thế. Khi tập trung vào những hoạt động quan trọng, chúng ta làm việc với trạng thái phản ứng nhanh đồng thời giúp ta giữ bình tĩnh, lý trí, và cởi mở trước những cơ hội mới.

Sự khác biệt này khá trực quan, song hầu hết chúng ta thường xuyên mắc sai lầm khi tin rằng tất cả những việc gấp thì đều quan trọng. Xu hướng này dường như khởi nguồn từ lịch sử tiến hóa của chúng ta; tổ tiên ta tập trung hơn vào các mối quan tâm ngắn hạn thay vì những kế hoạch lâu dài, vì việc hướng đến những tác nhân kích thích trước mắt (như một con hổ răng kiếm đang lao tới) có thể tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết.

Các công nghệ hiện đại (tin tức 24 giờ, Twitter, Facebook, tin nhắn) liên tục xuất hiện trước chúng ta với những thông tin càng củng cố thêm tư tưởng đã khắc sâu này. Các công nghệ kích thích phản ứng của chúng ta xem tất cả các thông tin đều là khẩn cấp và bức bách. Điệu nhảy uốn éo của Miley Cyrus có tầm quan trọng ngang bằng những cuộc thảo luận về chính sách của hội đồng chính phủ liên bang.

Như tác giả Douglas Rushkoff khẳng định, chúng ta đang trải qua cú sốc đương thời – tình trạng sống trong một ‘hiện tại’ dài đăng đẳng và đánh mất nhận thức lâu dài về những hướng đi và kế hoạch. Với tình trạng này, ta khó mà nhận ra được sự khác biệt giữa việc thật sự quan trọng với việc khẩn cấp đơn thuần.

Tâm lí họcWhere stories live. Discover now