Với dàn bài này, cho phép mấy đứa giải quyết bất cứ tác phẩm nào và dạng đề nào. Đặc biệt khi đề yêu cầu phân tích hai tác phẩm trở lên thì dạng bài này dễ "xài".
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề.
Ví dụ kêu phân tích hình tượng người lính trong hai bài "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" thì mấy đứa nêu cái chung về đề tài người lính.
- Nhận định chung ( Đây là hai tác phẩm hay nhất, xuất sắc nhất khi viết về hình tượng người lính...vv...)
Các cách mở bài.
C1: Đi từ đề tài để dẫn dắt vào tác phẩm.
C2: Mượn ca dao, thơ ca có cùng chủ đề.
Ví dụ về hình tượng người lính có bài "Tây Tiến" của Quang Dũng
"Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc.
Quân xanh màu lá dữ oai hùm"
C3: Đối chiếu so sánh hai tác phẩm (Nếu...thì...) *so sánh nội dung*
Ví dụ: Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đã có biết bao nhiêu người chiến sĩ ngã xuống tô thắm quốc kỳ của Tổ quốc. Đã có biết bao nhiêu con người thầm lặng hy sinh, cảm vì lẽ đó, các nhà thơ cũng thay nhau "gác bút nghiên cầm bút sắt" ra trận, dùng ngòi bút cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân và quân bằng những hình tượng rất đẹp về người lính. Nếu Chính Hữu viết "Đồng chí" bằng bút pháp lãng mạn pha với bút pháp hiện thực để khắc hoạ tâm hồn, tình đồng chí của họ thì Phạm Tiến Duật lại dùng những hình ảnh chân thật, với giọng thơ lạc quan mạnh mẽ để khắc hoạ một trái tim nóng của người chiến sỹ.
C4: Trích nhận định về tác phẩm ( Cái này dành cho mấy bạn học sinh giỏi nè :) phải kiếm nhận định và học nha)
C5: Đi từ giai đoạn văn học để dắt vào tác phẩm.
Ví dụ: "Mọi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời". Tác phẩm chỉ có thể chạm đến tim người đọc khi nó bắt rễ từ cuộc sống, thời đại. Vì thế, khi mà ở Việt Nam, các cuộc Cách mạng giành độc lập nổ ra, các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã phát triển đến cao trào, văn học cũng theo đó mà thay đổi hướng đi của nó. Các tác giả giác ngộ lý tưởng Cách mạng, đã đặt bút viết về những đề tài trong thời chiến. Trong đó, nổi bật là hình tượng người lính, Chính Hữu và Phạm Tiến Duật cũng viết về đề tài này và dành được nhiều thiện cảm với đọc giả nhân dân qua hai bài "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
2. Thân bài
*Tổng: khái quát vấn đề.
Ở phần này, mấy đứa nói thêm về vấn đề đặt ra, :) mở rộng thơ văn này nọ, giải quyết triệt để đề bài
Ví dụ: Tình yêu nước qua bài "Mùa xuân nho nhỏ"
Các em giới thiệu lòng yêu nước là gì, đưa các bài thơ về lòng yêu nước hay ca dao tục ngữ vô :)) thêm muối cho mặn mà và đã có phần khái quát hết sức OK.
Ví dụ: Người lính.
Thời đại nào cũng thế thôi, cũng có những con người lặng thầm bảo vệ Tổ quốc, những chú hải quân ngày đêm canh giữ biển đảo, những người chiến sĩ ngày ngày canh giữ biên cương. Những con người ấy, đẹp đẽ từ ngoài cho đến khi vào trong thơ và hoá thân thành biểu tượng ai cũng yêu quý. Đặc biệt là hình tượng người lính trong thời chiến, những gian khổ vất vả, cái rét cái đói lại không đánh gục được họ ngược lại cho họ thêm kiên cường, sự mạnh mẽ, thắp cho họ một ước mơ khát vọng về ngày đất nước thống nhất. Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đã xuất sắc để đưa những điều ấy đến chúng ta.
*Phân (phân chia): phân tích từng tác phẩm cụ thể ( chú ý chỉ phân tích những đoạn nói về vấn đề)
Ví dụ tình yêu quê hương trong" Mùa xuân nho nhỏ" thì các em đừng dại phân tích khổ đầu nhé cái đó toàn tả cảnh thiên nhiên thôi à :) với lại thời gian sẽ không đủ cho các em phân tích toàn bộ tác phẩm.
Còn về phần phân tích tác phẩm tất nhiên là thầy cô đã dạy rồi. Các em phân tích nội dung và nghệ thuật song hành :) chị thấy nhiều đứa thiếu nghệ thuật cứ lấn vô phân tích suông. Không có nghệ thuật, tác phẩm sẽ không phải là tác phẩm, nhớ lưu ý kỹ. Và các em phải luôn nhấn vào cái đề :) chứ phân tích tác phẩm mà không có làm nổi bật hình tượng người lính thì các em có nguy cơ vướng vào lỗi lạc đề.
*Hợp:
- Đánh giá lại tác phẩm
- Mở rộng với các tác phẩm cùng thời đại.
- Liên hệ ngày nay.
=> Chính vì vậy dù đã ra đời rất lâu nhưng (tên tác phẩm) vẫn có ý nghĩa sâu sắc, vượt qua sự băng hoại của thời gian và chạm vào tâm khảm người đọc qua bao thế hệ.
3. Kết bài.
-------------
Dạo này chị bận ôn Olympic nên không có thời gian viết, để thi xong rồi sẽ chuyên tâm hơn, còn chưa đến ba tháng là thi tuyển sinh rồi nhỉ haizz
Có gì khó khăn cứ việc nhắn qua wattpad, nếu rảnh chị sẽ giúp đôi chút nhé!
À :) nhớ vote cho chị. Thân!
BẠN ĐANG ĐỌC
Văn tuyển sinh thi vào lớp 10
Poetry:) chỉ là lâu lâu rảnh rỗi sẽ nêu ra kinh nghiệm thi cử cho các bé chuẩn bị vào lớp 10 nha! Đương nhiên không có gì là hoàn hảo, vì kinh nghiệm mỗi người mỗi khác. Trong đây có sưu tầm và tuyển chọn văn mẫu. Thân ái! Các em thi tốt.