Phần 2: SAO THÁI ÂM

284 0 0
                                    

SAO THÁI ÂM:

1.3- CÁI NHÌN TỔNG THỂ VỀ SAO THÁI ÂM:

Thái Âm là biểu tượng cho Mặt Trăng, cho người mẹ, cho con mắt bên phải, tượng trưng cho văn chương, tiền bạc, cho lòng nhân hậu, dịu dàng của giới nữ. Thái Âm với Thái Dương gắn bó với nhau khăng khít để tạo nên một cái nhìn ban đầu sơ lược về cuộc đời đương số.

Thái Âm hóa khí là Lộc cho nên Thái Âm miếu vượng tốt nhất đóng ở cung Tài Bạch và Mệnh.

Thái Âm hóa ra đủ cả bốn Lộc - Quyền - Khoa - Kỵ, cho nên Thái Âm tượng trưng cả cho sự biến hóa không lường trước được.

Tử Vi cho rằng: Đàn ông có Thái Âm ở Mệnh là người rất mềm dẻo, khôn ngoan, giỏi lo làm giàu, thích văn chương nghệ thuật, còn đàn bà nếu có Thái Âm thủ Mệnh là người dịu dàng, tháo vát. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng: Những ý nghĩa đó sẽ trở nên tiêu cực, giảm ý nghĩa tốt đẹp khi Thái Âm hãm địa.

Về diện mạo người có Thái Âm thủ Mệnh thì Tử Vi (Thái Thứ Lang) cho rằng: Thái Âm sáng sủa thì thân hình to lớn, hơi cao, da trắng, mặt vuông (có sách chép là mặt tròn), mắt sáng, thần sắc tươi nhuận. Thái Âm hãm địa thì thân hình nhỏ, hơi cao, mặt dài, mắt kém, thần sắc u tối. Thực ra, các ý niệm về tướng mạo trong khoa Tử Vi rất nghèo nàn, thiếu rõ rệt, thường đưa ra những lời nhận xét rất chung chung, mơ hồ, phảng phất nét đẹp của cả hai phái, rất hiếm có sự phân biệt tướng mạo của riêng mỗi phái, vì thế khi xem số, lời luận giải về tướng mạo phụ thuộc khá nhiều vào sự linh hoạt và kinh nghiệm của tùy người giải đoán.

Vốn là sao Âm nên Thái Âm sẽ chính vị ở những cung Âm, hợp với người tuổi AAAm và phù trì mạnh cho những người sinh vào ban đêm, đặc biệt là những người sinh vào những đêm trăng thượng huyền (từ ngày 10 đến ngày 20). Nhưng có quan điểm lại cho rằng: Khi Thái Âm cư ở cung Âm thì mọi sự tốt đẹp, hay dở sẽ gia tăng so với cung Dương, chẳng hạn: Nếu tốt thì cái tốt ở cung Âm sẽ nhiều hơn khi Thái Âm cư ở cung dDương và ngược lại, khi đã xấu thì cái xấu ở cung Âm sẽ nhiều hơn khi Thái Âm cư ở cung Dương. Quan điểm này không thể chấp nhận bởi lẽ theo dịch lý thì Thái Âm là sao Âm, bao giờ cũng chính vị (và chính vị hơn) ở cung Âm (tất nhiên còn phải căn cứ vào Ngũ hành của cung và bản chất, Ngũ hành các sao đồng cung, phối chiếu mà Thái Âm cư trú), chỉ khi nào Thái Âm ở cung Dương hãm địa được Tam Minh cứu giúp thì Thái Âm mới sáng trở lại nhưng sự sáng trở lại đó cũng không được hoàn mỹ vì bản chất của Thái Âm nếu lạc hãm thì dù có được Tam Minh cứu giải cũng chỉ như một ngôi nhà được thay mái trong giông bão khi mà thực chất cái móng, cái nền ngôi nhà vẫn như cũ. Trường hợp Thái Âm lạc hãm ở cung Dương, được cả Tam Minh, Tam Hóa hội họp thì cực quý, được phản vi kỳ cách nhưng rất tiêc trường hợp này lại rất hiếm.

Trong khi Thái Dương là ánh sáng của lý trí, là biểu tượng của sức mạnh, không ngại đương đầu với khó khăn, cản trở, còn Thái Âm thì nhu hòa uyển chuyển, dễ dàng lùi bước để tiến lên về sau, vì thế mà Thái Âm sợ gặp Tuần - Triệt hơn là Thái Dương.

Ngay cả khi miếu, vượng nếu không có Xương, Khúc, Quang, Quý, Tả, Hữu đi cùng mà gặp Tuần, Triệt thì Thái Âm sẽ trở thành tối hãm, phá cách, cuộc đời bế tắc, còn khi Nguyệt hãm, gặp Tuần, Triệt thì sẽ giảm cái xấu của Thái Âm lạc hãm chứ không làm cho Thái Âm đẹp lên như đắc địa.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Sep 27, 2018 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

VỊ TRÍ NHẬT - NGUYỆT TRÊN LÁ SỐWhere stories live. Discover now