1.

357 26 5
                                    

Ở tuổi học trò, trong những ngày cắp sách đến trường bạn đã trải qua điều gì? Những ngày bình lặng, êm đềm đến rồi lại trôi qua trong tiếng cười giòn giã với đám bạn. Những lần kéo nhau qua chơi nhà giáo viên đến muộn rồi về bị ba mẹ mắng... Tôi cũng vậy, cũng êm đềm trải qua những ngày như thế cho đến khi người thầy ấy xuất hiện. Bạn nghĩ tôi sẽ kể cho bạn nghe về một câu chuyện tình trong sáng, lãng mạn giữa người giáo viên trẻ nhiệt huyết với nghề và cô học sinh ngây thơ, mộng mơ về tình yêu đầu ư? Cuộc đời không phải luôn màu hồng như vậy đâu. Hiện thực luôn nghiệt ngã đến đáng sợ. Đừng đọc mấy câu chuyện cổ tích rồi ảo tưởng về chuyện tình như trong mơ nữa.

Những tháng ngày "đi trên con đường tri thức" của tôi là cả tuần ở trên trường và chỉ về nhà khi cuối tuần. Ở vùng núi hoang vắng này, dân cư thì thưa thớt, chất lượng cuộc sống thì tệ, trường học có khi phải cách nhà cả con sông, phương tiện đi lại cũng chẳng có. Ai mà nhà ở gần trường thì mừng lắm, mỗi ngày sau khi tan học có thể về với cha mẹ, quây quần bên căn nhà ấm cúng. Nhưng những học sinh nghèo như tôi có thể ở lại trường để đi học đều đặn mỗi ngày đã rất vui rồi. Nhà tôi cách trường một chuyến phà và khoảng hơn tiếng rưỡi đi bộ. Đường làng gập ghềnh, quanh co, không đất đá thì cũng toàn ổ gà nên chả có xe cộ đưa đón học sinh như trên thành phố. Muốn đến trường đúng giờ thì chỉ có mà dậy đi bộ đi học từ lúc Mặt Trời chưa lên, gà còn chưa gáy. Sông sâu, nước lại chảy siết, muốn qua sông là phải đi phà. Một chuyến phà cũng tốn cả bữa ăn. Gia đình tôi làm nông, ngày ngày bán mặt cho đất trời mới chắt chiu được mấy đồng, nghe giá vé phà rồi lại nghĩ đến ba mẹ cơm không đủ lo vẫn gắng cho mình đi học tôi cũng chả lỡ lên phà. Nhưng dù có xót mấy cũng phải lên. Ở cái nơi miền sâu miền xa, bao quanh chỉ toàn là núi này, không học thật tốt thì chả bao giờ đổi được đời. Nhìn ba mẹ đứng bên bờ nhìn theo mình trên con phà đi ngày một xa, tôi chỉ biết cắn răng mà tự nhủ: "Phải đưa ba mẹ rời khỏi chốn nghèo khổ này, cho ba mẹ cuộc sống tốt hơn." Trường tôi có khu ký túc. Thương đám học sinh hoàn cảnh khó khăn của mình, hiệu trưởng trường dành một nửa khu ký túc đó cho chúng tôi ở lại. Chúng tôi ở lại trường từ đầu tuần đến chiều thứ bảy, chủ nhật thì về nhà. Ở lại trường cả tuần, giá phòng cũng chỉ bằng một chuyến phà, đỡ tốn kém bao nhiêu.

Tôi là bí thư của lớp, lại có thành tích tốt nên giáo viên thường hay nhờ việc ở phòng trực ban. Cũng vì vậy mà tôi có lần gặp đầu tiên với thầy. Thầy là Sasori - một giáo viên trẻ, mới có hai ba năm kinh nghiệm giảng dạy, được sở giáo dục sắp xếp đến vùng này công tác. Giáo viên trực ban vừa rời đi và nhờ tôi ở lại sắp xếp đồ đạc hộ thì thầy tới. Theo ấn tượng ban đầu của tôi, thầy là một người rất ưa nhìn lại vui vẻ, hiền lành. Thầy cởi mở hỏi han tôi về trường lớp trong lúc đợi giáo viên trực ban quay trở lại. Tôi vốn rụt rè nên cũng chỉ dạ dạ vâng vâng khi thầy nói chuyện. Thấy tôi ngại ngùng quá thầy cười trừ lịch sự nói xin lỗi tôi rồi giới thiệu về bản thân mình. Lần đầu gặp, thầy lịch sự đến như vậy nhưng tận sau này tôi mới biết sự hiền lành, đứng đắn đó chỉ là lớp vỏ bọc.

Thầy là giáo viên toán, được xếp làm giáo viên chủ nhiệm lớp tôi thay cho cô giáo trước vì cô vừa nghỉ hưu. Thầy làm rất tốt công việc của mình, là người thầy vừa tâm huyết vừa mẫu mực trên bực giảng, là người đồng nghiệp tốt bụng, vui tính với các giáo viên khác. Thầy đặc biệt tâm lý và yêu chiều những học sinh nữ, nhiều khi khiến cho đám con trai không khỏi ghen tị. Thầy luôn nói với đám con trai rằng: "Những bạn nữ như những bông hoa giấy nhỏ bé cần được những người đàn ông như chúng ta nâng niu, nên chúng ta không thể ghen tị khi các bạn ấy nhận được sự quan tâm mà các bạn ấy đáng được nhận." Tuy không chắc sẽ khiến đám con trai hết tị nạnh nhưng điều đó khiến đám con gái càng yêu quý, ngưỡng mộ thầy hơn. Thầy chỉ hơn tôi 10 tuổi, một độ tuổi không quá cách biệt (vì ở bản làng này vẫn luôn có hủ tục gả con gái đi sớm và gả cho những người lớn hơn nhiều tuổi), nên đám con gái còn hay mơ mộng về một chuyện tình lãng mạn với thầy. Không chỉ học sinh, các giáo viên trong trường cũng rất yêu quý thầy. Đặc biệt các cô giáo trẻ, chưa có gia đình lại càng quấn quýt lấy thầy.

Tổng Hợp Truyện Ngắn SasosakuWhere stories live. Discover now