Kì 17: Tâm lý tính cách (Phần 1)

2.6K 84 0
                                    

Nguồn: Personality Psychology, 5th edition by R.Larsen and D.Buss.

Dịch và Viết : Hải Đường Tĩnh Nguyệt

.

.

.

Ừ thì trải qua hai lớp học và hai chương sách, mình thấy có một số facts về tâm lý học tính cách mà nhiều người còn lầm tưởng. Những cái này nếu viết ra thành từng bài thì dài dòng và rất là chán thế nên mình gom nó lại dưới dạng gạch đầu dòng cho dễ hiểu. Kèm theo trong bài là một số các bài test về tính cách. Mình chỉ nói sơ qua về bài test này để mọi người có thể hiểu và làm chơi. Những bài này, với sự hiểu biết của mình và các bạn thì có thể giải nghĩa nó chung chung, chứ còn muốn đi sâu vào thì cần phải nhờ đến các nhà tâm lý học chuyên về tính cách con người. Lưu ý là các bài test mình nói dưới đây được coi mang tính khoa học, độ tin cậy cao và được dùng rộng rãi trong ngành tâm lý học chứ không phải là mấy bài test lung tung ở trên các website như kênh 14 đâu.

Các sự thật về tâm lý tính cách:

– Tính cách là tổ hợp của các đặc điểm tâm lý và các cơ chế giải đáp thông tin của một cá nhân được sắp xếp có tổ chức và tồn tại một khoảng thời gian và gây ảnh hưởng đển sự giao thoa giữa người ấy và sự thích nghi với tâm lý bên trong, sinh lý và xã hội

– Các bài test về tâm lý tính cách phải thỏa mãn được hai điều kiện chính là độ tin cậy (reliability) và độ vững chắc (valid). Có nghĩa là bài test phải giải đáp được đúng vấn đề, kết quả phải có ý nghĩa và kết quả phải giống nhau trong một khoảng thời gian như vài tháng.

– Một số các nhà tâm lý học cho rằng chúng ta không có những tính cách nhất định xuyên suốt cuộc đời từ khi sinh ra cho đến khi chết đi mà tính cách chúng ta thay đổi theo từng môi trường. Ví dụ như nhân vật Walt trong series phim "Breaking Bad", từ một nhà giáo có phần hướng nội và thân thiện, ông trở thành tay buôn thuốc, giết người không gớm tay và nguy hiểm. Câu nói gây ấn tượng của Walt "Tôi không phải đang bị nguy hiểm. Tôi chính là sự nguy hiểm ấy. Nếu có ai đó nghe thấy tiếng gõ cửa, ra mở cửa và bị bắn chết. Tôi không người người bị bắn chết. Mà tôi chính là người gõ cửa." Tính cách Walt thay đổi tùy theo môi trường, thân thiện và tận tụy khi là giáo viên, nhưng khi phát hiện ra mình mắc bệnh ung thư và muốn kiếm một số tiền để lại cho vợ con, ông tự chế thuốc phiện và bán. Từ đó, tính cách ông dần dần thay đổi, độc ác và tàn nhẫn. Đây chính là ví dụ điển hình về môi trường ảnh hưởng đến tính cách như thế nào.

– Một trong số các thí nghiệm về môi trường ảnh hưởng đến tính cách như thế nào chính là thí nhiệm nhà tù Standford.:Zimbardo và những học giả khác muốn thử nghiệm giả thuyết rằng những đặc điểm tính cách được thừa hưởng của giám ngục và tù nhân là nguyên nhân gây ra tình trạng bạo lực trong tù. Ông tổ chức một cuộc thí nghiệm tại truờng Standford, dựng nên một nhà tù giống thật nhất và chia nhóm nguời tham gia thí nghiệm được chia thành hai nhóm tù nhân và giám ngục. Những nguời đóng vai tù nhân sẽ bị cảnh sát đến nhà bắt giữ như thật, cũng có thẩm tra, lấy dấu vân tay, chụp hình rồi sau đó được phân vào các buồng giam. Trong ngày đầu tiên thì không có gì xảy ra, đến ngày thứ hai thì có một số tù nhân dùng dây nịch khoá cửa tù lại và từ chối làm theo giám ngục. Giám ngục phải đến và bắt họ ra, còn dùng cả bình cứu hoả để đánh nhau với tù nhân. Họ phải chấp nhận đó là thân phận mới của họ. Sau đó giám ngục được quyền nhục mạ tù nhân, một số tù nhân còn bị bắt khỏa thân, thời gian dần trôi, giám ngục có xu huớng ngày càng bạo lực còn tù nhân thì không dám phản kháng truớc những mệnh lệnh được đưa ra nữa.

– Vậy thì kết luận được rút ra từ thí nghiệm này là gì: môi trường và tình huống ảnh hưởng đến hành vi của một người hơn là tính cách của họ và sức mạnh của quyền lực. Con nguời thuờng sống đúng với thân phận và địa vị họ được trao, giống như trong thí nghiệm trên, các giám ngục thì ngày trở nên tàn nhẫn hơn vì họ dần quen với thân phận mới của họ, người cầm quyền, chính họ mới là người ra lệnh, họ là nguời có quyền , còn tù nhân thì không có quyền gì cả và phải nghe theo lệnh họ chứ không được cự cãi.

– Vì tính cách thay đổi tùy theo môi trường cho nên các bài kiểm tra tính cách chỉ mang nghĩa tương đối. Bạn làm nó khi bạn đang bị stress thì kết quả sẽ khác so với khi bạn làm nó với tinh thần thoải mái. Nhưng như mình đã nói đầu bài, các bài test này dù mang tính tương đối nhưng vẫn cần phải có độ tin cậy nhất định và kết quả phải giống nhau. Ví dụ như bạn bị stress khoảng 1 tháng và trong thời gian này thì bạn làm bài test tính cách 3 lần thì kết quả 3 lần này nên giống nhau.

– Những cuốn sách về đọc vị thường áp dụng loại nghiên cứu về tính cách thông qua các hành vi biểu hiện như giọng nói. Nói năng nhỏ nhẹ nhưng rành mạch là người có tính cách dịu dàng, dễ gần, thấu hiểu. Nói nhỏ nhẹ nhưng vấp váp là người thiếu tự tin. Nói năng lớn giọng rành mạch là người tự tin, nhưng cũng có phần tự cao , còn nói lớn giọng nhưng không liền lạc là người thiếu tự tin có thể nóng nảy và dễ dùng vũ lực. Nói nhanh hay nói chậm, nhìn thẳng, nhìn nghiêng, nhìn xéo, động tác chào, dáng đứng... tất cả những thứ này đều phần nào biểu lộ tính cách con người.

– Khi các nhà tuyển dụng xem bảng điểm, CV của các bạn, họ cũng đang thông qua đó nhìn vào tính cách của bạn. L-Data (Life outcome Data) là một trong các dữ liệu đánh giá tính cách dựa vào những gì bạn đạt được trong cuộc sống. Họ nhìn vào các hoạt động xã hội, trường lớp để xem bạn là một người năng động hay thụ động, nhìn điểm để xem bạn có là một người chăm chỉ hay không, nhìn vào các loại lớp bạn lấy để xem coi bạn có định hướng rõ về tương lai hay không? (Cái này có thể khác tùy theo mỗi nước)

– Sự xoay chuyển của các hành tinh hay ngôi sao được xem là khoa học. Nhưng chiêm tinh học (astrology) giải nghĩa tính cách dựa theo sự chuyển động của các vì sao được coi là phi khoa học và chỉ là "niềm tin" vì cho đến bây giờ chưa có nghiên cứu nào chứng mình được mối liên hệ giữa vị trí các vì sao và tính cách con người. Mặc dù mình cũng thích đọc chiêm tinh học, cũng thích xem số này nọ, nhưng mình không thích những ai dùng nó để làm biện hộ cho sự thất bại và yếu đuối của mình. Mỗi lần các bạn nói, "Vì mình là Thiên Bình, Bọ Cạp, Xử Nữ... vân vân vũ vũ, thế nên mình mới này nọ lọ chai blah blah blah..." Mình đọc mà cười trừ. Mình không có ý xúc phạm các bạn nhưng mỗi khi các bạn nói câu đó thì với mình nó chẳng khác gì sự biện hộ là bằng chứng của sự yếu đuối. Các bạn không đủ dung cảm để nói rằng "Ừ, bữa đó mình suy nghĩ không thông nên xúc phạm bạn, cho mình xin lỗi." Mà nhiều bạn lại dùng chiêm tinh để giải thích "Ừ bữa đó là do Sao Thủy nghịch hành, Sao Kim bị cái này, Sao Hỏa bị cái kia thế nên..." Mặc dù giải nghĩa hành động dưới chiêm tinh học có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn khi phạm sai lầm (đổ lỗi cho những vì sao) nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn yếu đuối khi không dám đối mặt với sai lầm của mình, nhận lấy nó và sửa nó.


Giới thiệu chung về các bài test tính cách, mời các bạn tham khảo tại hiroshimi.wordpress.com


Tâm Lý Bất Thường Và Tâm Lý Tội PhạmTempat cerita menjadi hidup. Temukan sekarang