Kì 25: Tại sao chúng ta dửng dưng trước những lời kêu cứu?

2.2K 60 1
                                    

Hồi năm ngoái tôi có viết một bài tựa đề "Tại Sao Chúng Ta Dửng Dưng Trước Nỗi Đau", đặt ra câu hỏi đồng thời giải thích nguyên nhân vì sao nhiều người có thể bỏ mặc, làm ngơ luớt qua khi thấy nguời khác gặp nạn. Trong bài ấy, tôi nhắc đến khái niệm "Hiệu ứng nguời qua đường" (Bystander Effect) trong tâm lý học xã hội, hiện tuợng này là phần lớn nguyên nhân, góp phần giải thích vì sao lại có những nguời "lạnh lùng" đến thế. Không thể phủ nhận rằng càng ngày chúng ta càng nhìn thấy nhiều truờng hợp như thế xảy ra, mới đây nhất chính là vụ công viên nuớc Hồ Tây. Vì thế cho nên tôi quyết định "đào mộ" bài viết lại, phân tích rõ hơn về hiệu ứng này để mọi người có thể hiểu rõ hơn tại sao chúng ta lại hành xử như vậy.

Hiệu ứng nguời qua đường được giới nghiên cứu chú ý và sau đó là một trong những chủ đề nóng của mảng tâm lý xã hội sau khi vụ sát hại một cô gái tên Kitty Genovese xảy ra. Vào ngày 13 tháng 3 năm 1964, một tên vốn đang theo dõi bỗng nhiên không ngừng đâm Kitty Genovese và cưỡng bức cô ngay trước căn hộ của Kitty ở Queen, New York lúc 3:30 rạng sáng. "Ôi trời ơi, hắn đâm tôi!" Kitty thét lên như thế, "Có ai đó không, giúp tôi với." Cửa sổ hé mở và đèn bật sáng, nhiều người nghe thấy tiếng kêu cứu của cô nhưng chẳng ai hành động. Tờ báo the New York Times ngày hôm sau đăng tin có nói ít nhất khoảng 38 người nghe tiếng hét hoảng loạn của cô nhưng không ai dám ra ngăn cản. Kẻ tấn công cô vội chạy đi nhưng sau đó quay lại và cưỡng bức cô thêm lần nữa. Cho đến khi hắn đã thật sự trốn đi thì mọi người mới bắt đầu gọi cảnh sát. Lúc đó đã là 3:50 sáng.

Để tìm câu trả lời cho vấn đề nhức nhối này, hai nhà tâm lý học xã hội Jonh Darley (hiện tại là giáo sư tâm lý học tại trường đại học Princeton) và Bibb Latane (nguời điều hành trung tâm về khoa học con nguời ở North Carolina) đã thực hiện một chuỗi thí nghiệm có ảnh hưởng rất lớn và đáng tin cậy nhất trong tâm lý học xã hội. Thí nghiệm được thực hiện ở một trường đại học, sinh viên của trường tham gia một cuộc thảo luận về những vấn đề cá nhân qua bộ đàm. Mỗi người được ở trong một phòng nhỏ và chỉ người nào bật microphone lên thì mới nghe được người khác nói gì nhưng không được thấy mặt nhau. Mỗi người tham gia sẽ có hai phút để nói về mình. Khi đến lượt mình, anh khiến giọng mình nghe như người bị động kinh và kêu cứu. Thí nghiệm diễn ra trong năm tình huống, bắt đầu với tình huống đối thoạin đơn lẻ (1 vs 1) và kết thúc với đối thoại nhóm (1 vs 5). Phản ứng của họ được do bởi quãng thời gian họ đứng lên, rời khỏi phòng, tìm người thực hiện thí nghiệm và kêu gọi giúp đỡ.

Kết quả như thế nào?

Chỉ có 31% số người tham gia thí nghiệm cố gắng đi tìm sự giúp đỡ. Điều này có nghĩa là hầu hết những người này chẳng bận tâm tới việc đi tìm người thực hiện thí nghiệm để giúp đỡ nạn nhân đang lên cơn động kinh, dù họ có tỏ vẻ lo lắng và bối rối nhưng họ lại chẳng có hành động gì cả.

Tuy nhiên, với tình huống đối thoại đơn lẻ ( 1 vs 1) thì tỷ lệ này cao hơn rất nhiều, đến 85% . Những người này tin rằng chỉ có mình nghe được tiếng kêu cứu nên họ nghĩ mình phải chịu trách nhiệm và họ chạy đến giúp nạn nhân. Ngược lại, càng nhiều người nghe thấy tiếng kêu cứu thì tỷ lệ giúp đỡ càng giảm. Có hai nguyên nhân chính để giải thích hiện tượng này chính là : Sự thờ ơ của đám đông và sự khuếch tán của trách nhiệm.

Tâm Lý Bất Thường Và Tâm Lý Tội PhạmWo Geschichten leben. Entdecke jetzt