chương 34

3.4K 45 0
                                    


Hứa Tri Mẫn hiểu rõ những gì Viên Hòa Đông nói, bất luận cô là đàn em hay bạn bè của anh, anh đều xem cô như một người con gái quan trọng trong sinh mệnh, thế nên anh không thể dễ dàng tha thứ cho cách làm của Mặc Thâm khi cô ngã bệnh. Ngẫm kỹ lại thì nguyên nhân chủ yếu gây ra mâu thuẫn giữa họ không phải là vấn đề tình địch. Hứa Tri Mẫn buồn bực chải tóc, chuyện này cô mờ mịt không biết xử trí thế nào. Những khi phiền muộn, cô lại nhớ tới lời bà dì thường nói với mình trước đây: Trời không tuyệt đường người.

Lời nói của người già là lời thông thái, trở ngại chẳng thể nào giải quyết trong một sớm một chiều.

Nghĩ đến bà cụ, Hứa Tri Mẫn buông cây lược gỗ đào xuống, soi gương cau chặt chân mày. Cô gọi điện hỏi anh họ Kỷ Nguyên Hiên, anh không trả lời ngay mà lại lấy cớ bận công việc rồi ngắt máy. Hỏi Mặc Thâm, Mặc Hàm thì hai người họ như câm điếc, nói chưa hết hai câu đã lảng sang chuyện khác. Họ đang giấu diếm điều gì vậy nhỉ? Hứa Tri Mẫn càng nghĩ sâu xa, lòng càng hoảng loạn. Cô sốt ruột gõ cây lược xuống bàn, thật sự không biết nên hỏi ai, lại càng không thể xin phép về quê tìm hiểu ngọn ngành. Cô thở dài một tiếng rồi cất lược đi.

Kết thúc một tuần thực tập ở phòng giải phẫu ngoại khoa tim, Hứa Tri Mẫn chuyển sang phòng can thiệp nội tim mạch.

Ở phòng giải phẫu ngoại khoa tim, Hứa Tri Mẫn chỉ là một y tá bình thường. Về phương diện cấp quản lý, y tá trưởng Hoàng không chỉ quản lý phòng giải phẫu ngoại khoa tim mà còn quản lý các vấn đề chung chung khác. Nghĩa là y tá phòng giải phẫu và bác sĩ gây mê hợp lại thành một khoa gây mê độc lập, hai bác sĩ ngoại khoa và khoa gây mê sẽ phối hợp bố trí công việc.

Tình hình thực tế ở phòng can thiệp nội tim mạch* lại hoàn toàn khác. Đầu tiên, phòng can thiệp không cần bác sĩ gây mê, nhu cầu về y tá cũng ít, kỹ thuật can thiệp tim mạch thuộc hàng đặc biệt nhất trong nội khoa tim, vì thế nơi này không cần một khoa gây mê độc lập. Tùy thuộc vào nội khoa, những người chuyển đến đây sẽ được phân bổ sang một khoa hỗ trợ khác trực thuộc bệnh viện. Tiếp nữa là, những người làm việc dài lâu ở phòng can thiệp đều bị tổn hại sức khỏe nghiêm trọng do nhiễm bức xạ, bởi thế nên các bác sĩ phải thay phiên nhau điều hành ca mổ. Về phần y tá, nhằm tiết kiệm tài nguyên, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho các cô gái, khoa điều tất cả họ sang phòng bệnh luân phiên trực ban. Nhóm y tá này thuộc sự quản lý của y tá trưởng Giang, riêng công việc trong phạm vi phòng can thiệp thì do Vương Hiểu Tịnh toàn quyền phụ trách. Phòng can thiệp không có chức y tá trưởng nên Vương Hiểu Tịnh nghiễm nhiên tương đương với y tá trưởng của phòng can thiệp.

(*) Can thiệp nội tim mạch, còn gọi là Can thiệp mạch vành qua da (Percutaneous Coronary Intervention - PCI) Đây là một kỹ thuật dùng một loại Catheter (ống thông nhỏ) để đưa một bóng nhỏ vào lòng động mạch vành bị tắc rồi nong và đặt Stent (giá đỡ) để làm tái thông dòng máu. Trái với phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành cần mở lồng ngực, thì can thiệp động mạch vành thực hiện chỉ bằng cách mở một lỗ nhỏ trên da để đưa catheter vào động mạch ở đùi hay cổ tay.

PCI rất thành công và được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, vấn đề duy nhất của PCI yêu cầu sử dụng các thiết bị ảnh hóa tia X để giám sát và điều khiển chuyển động của ống thông và các thao tác còn lại trong quá trình phẫu thuật. Phẫu thuật viên phải ngồi sát bên cạnh bệnh nhân và họ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các bức xạ. Hiện tại, giải pháp bảo vệ cho phẫu thuật viên là sử dụng tạp dề hoặc áo khoác bằng chì. Tuy nhiên, quần áo bằng chì không mang lại hiệu quả tối đa mà bản thân chúng cũng có thể gây nên các vấn đề về sức khỏe do trọng lượng nặng.

Hương Bạc HàWhere stories live. Discover now