Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1986

6.1K 55 5
                                    

Tuyên bố độc lập

Ngày 11 Tháng 3 năm 1945 khi quân đội Nhật Bản làm cuộc đảo chính lật đổ chính phủ Bảo hộ của Pháp, được sự hậu thuẫn và kiểm soát của Nhật, hoàng đế Bảo Đại ban ra một chiếu chỉ với nguyên văn:

"Theo tình hình thế giới nói chung và hiện tình Á Châu, chính phủ Việt Nam long trọng công bố rằng: Kể từ ngày hôm nay, Hòa ước Bảo hộ ký kết với nước Pháp được hủy bỏ và vô hiệu hóa. Việt Nam thu hồi hoàn toàn chủ quyền của một quốc gia độc lập."

Trần Trọng Kim được bổ nhiệm làm thủ tướng một chính phủ mới với danh xưng Đế quốc Việt Nam, nhưng hầu hết quyền lực của chính phủ này do lực lượng quân quản Nhật nắm giữ. Đến ngày 14 tháng 8 năm 1945 khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, chính quyền Trần Trọng Kim mất chỗ hậu thuẫn đã không kiểm soát được tình thế, đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn vô chính phủ. Quyền lực của Pháp - Nhật không còn, tạo nên một khoảng trống quyền lực chính trị trên cả nước.

Đúng thời điểm này, lực lượng Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã tổ chức thành công cuộc Cách mạng tháng Tám, giành lấy quyền lực ở hầu khắp các tỉnh tại Việt Nam (trừ một số tỉnh biên giới giáp Trung Quốc). Quyền lực của phát xít Nhật không còn, chính quyền Đế quốc Việt Nam sụp đổ sau hơn 5 tháng tồn tại, hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Hà Nội, Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập và thống nhất từ miền Bắc tới miền Nam. Đầu năm 1946, một cuộc bầu cử toàn quốc đã được tổ chức. Việt Minh chiếm ưu thế, song các phe phái khác cũng được mời tham gia chính phủ một cách rộng khắp. Quốc kỳ được chọn là cờ nền đỏ, sao vàng năm cánh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình

Chiến tranh Đông Dương

Tuy nhiên, nền độc lập của Việt Nam bị đe dọa chỉ sau 2 tuần. Ở miền Bắc, Đồng Minh chỉ định quân đội quốc gia Trung Hoa giải giới Nhật Bản. Quân Trung Hoa duy trì ở đó đến tháng 5 năm 1946 rồi chuyển giao cho Pháp trong sự chịu đựng của chính quyền Hồ Chí Minh. Ngược lại, ở miền Nam, quân Nhật được giải giới bởi quân Anh-Ấn. Sau đó, quân Anh-Ấn đã chuyển giao miền Nam cho Pháp khi Pháp trở lại miền Nam Việt Nam vào cuối năm 1945. Trong suốt năm 1946, chính quyền Hồ Chí Minh đàm phán hòa bình với Pháp, mặc dù vậy hai bên cũng chuẩn bị lực lượng cho chiến tranh. Chiến tranh giữa Việt Minh và thực dân Pháp bùng nổ tháng 12 năm 1946.

Vào đầu năm 1947, Pháp có vẻ thắng thế và nắm được toàn bộ các đô thị lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Minh kiên trì với chiến lược "chiến tranh nhân dân" và chiến thuật du kích, tổ chức và đào tạo dân chúng cho một cuộc chiến vũ trang lâu dài. Tới năm 1949, để giảm bớt gánh nặng, Pháp đàm phán với các chính trị gia người Việt không ủng hộ nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Việt Minh lãnh đạo. Pháp chấp nhận ký hiệp ước công nhận sự ra đời của một nhà nước mới là Quốc gia Việt Nam. Người đứng đầu nhà nước này là Quốc trưởng Bảo Đại, với cờ Quẻ Càn là quốc kỳ. Chính quyền này có sự tham gia của các quan lại cũ thân Pháp. Được Pháp hỗ trợ tài chính và vũ khí, Quân đội Quốc gia Việt Nam tích cực góp quân tham gia cùng Pháp hòng dập tắt phong trào Việt Minh.

Lịch sử Việt Nam (full)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ