II.

266 21 1
                                    

Một đằng không nghĩa cũng lân chữ hèn

Nhắc đến Thạch Văn Minh, có những ba điều mà người trên đông dưới đoài đều biết.

Thứ nhất là cái danh tài tử, chẳng những học một hiểu mười mà còn ưa nhìn, khéo ăn nói. Cơ nghiệp thầy u để lại một mình hắn đảm trách suốt mười năm xem chừng chẳng có gì quá sức.

Thứ hai là lòng mến mộ ca trù và cô đầu ứng với câu "tài tử giai nhân là nợ sẵn". Ấy cũng là thứ đưa đến mối lương duyên quan viên ả đào giữa hai người Thạch - Lý từng một thời thuận thị xuôi phi.

Thứ ba là tình thân giữa hai anh em họ Thạch dẫu khác mẹ cùng cha. Từ lúc thầy u qua đời, cậu cả quyền huynh thế phụ hết lòng thuốc thang chạy chữa cho đứa em duy nhất, mời danh y, cúng thần bái Phật không việc gì không làm. Cách đây ít lâu nghe đâu bệnh tình cậu ba đã thuyên giảm. Mọi sự cũng nhờ cậu cả, ngược ngược xuôi xuôi tìm được thần y mỗi tháng một lần ghé phủ kê thuốc cho Mẫn. Tin loan ra khắp, dân làng vẫn thường kéo nhau đến xin thầy thăm mạch, đến Dương ngày trước cũng từng ôm hi vọng xóa được hai cái bướu mà đi.

Nhưng thị lại chần chừ, chung quy cũng vì cái chuyện rất xưa từ thuở thị còn là trâm anh khuê các. Tận bây giờ, khi lang y nọ đến thăm mạch cho Mẫn thị mới được mục sở thị lão. Đầu lão hai thứ tóc, đôi chân mày dài quá đuôi mắt, hai con mắt nhỏ đến díu lại nhưng không kèm nhèm mà rực lên những nét quái đản. Lão không để râu, miệng lúc nào cũng bỏm bẻm nhai trầu để lộ cái răng trắng hếu.

Tim thị giật thót, nóng ran rồi bỏng rát như ai nung thanh sắt kẹp vào.

Lão thăm mạch lúc Mẫn vừa uống thuốc xong, đang say ngủ. Cửa bức bàn khép kín, trong phòng chỉ có lão và hai anh em họ thế mà lại không một tiếng nói, yên ắng lạ thường. Dương ngồi trên chõng trước hiên, kiên nhẫn chờ đợi. Dẫu chẳng biết phải đợi gì và lắm khi lại là quá phận, đâu đó sai khác mách thị phải đợi để được nhìn lão một lần nữa thật kỹ.

Giờ ngọ rồi giờ mùi, thị căng mắt bắt từng tiếng động một trong phòng, lại cố nhìn bóng nắng trên sân hòng tỉnh táo nhưng càng lúc càng vật vờ, mỏi mệt. Cứ thế giờ nối giờ, thị tựa vào hàng phên thiếp mất, mãi đến lúc hoàng hôn buông mới tỉnh giấc, mà kẻ gọi thị dậy không ai khác ngoài Mẫn.

Tuy chỉ mình thị là con hầu thân cận, được đến gần cậu ba và nơi cậu ở, nhưng lúc ra ngoài chả nhẽ cậu cả và lão lang y kia đều bước nhẹ như mèo?

Mải nghĩ ngợi, lúc hồi thần Dương đã thấy Mẫn ngồi trên chõng, lưng đưa ra chắn ánh hoàng hôn. Đèn lồng chưa thắp, vì ngược sáng mà cả gương mặt cậu chìm trong bóng tối, mắt mũi như thừa ra những nét mơ hồ, đứt gãy. Vài đoạn bùng nhùng trên chiếc giao lĩnh cậu khoác hờ lúc ẩn lúc hiện. Dương chống tay ngồi dậy. Ráng chiều đỏ au như rỏ máu vào mắt thị, in vào đôi tròng sành nâu, u tối của cậu cái bóng dài và thẫm. Thị chớp chớp mắt giấu đi cơn giật mình, nhẹ giọng:

- Cậu tỉnh ạ?

Mất một lúc thị mới rõ cậu đang nhìn thị đăm đăm, thất thần, mày cau chặt. Thị hơi hoảng, thử lay ống tay áo Mẫn, đáp lại là cái dời mắt chầm chậm của cậu, từ gương mặt đáp xuống bàn tay thị. Lúc thị như phải bỏng rụt nhanh tay giấu ra phía sau, mặt Mẫn lờ đờ đi, mũi rỏ máu, mắt long sọc lên rồi đổ sập xuống người thị. Trước khi ngất, cậu thều thào vào tai thị khiến thị không dưng rợn người:

[Làng quê Việt Nam] VỚT HƯƠNGNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ