Nek Tà

164 5 0
                                    

Trong tâm tưởng của nhiều người dân Khmer ở vùng đồng bằng sông CửuLong, ông Tà hay còn gọi là Nek Tà (hoặc Neak Ta) và ông Địa lànhững vị thần luôn gần gũi, thân thiện và mang lại phúc lành cho họ. Dođó, mỗi khi gặp chuyện rủi ro hoặc làm ăn sa sút họ thường van vái: "Xinông Tà, ông Địa gia trì cho tai qua nạn khỏi".

Về nguồn gốc của ông Tà, có rất nhiều cốt truyện li kỳ khác nhau đượcngười dân truyền miệng đến ngày nay.

Câu chuyện đầu tiên về nguồn gốc ông Tà là từ Tăng Pêm – đó là mộtngười đàn ông chừng 55 tuổi, ông chính là người cùng với ông Tư Trệt vậnđộng bà con quyên góp tiền để xây dựng miếu ông Tà, và tổ chức cúngông Tà vào dịp tháng tư vừa rồi, Ông đã cung cấp cho tôi rất nhiều câuchuyện về sự linh thiêng của ông Tà ở Ấp Tân Đại và những câu chuyện dochính bản than ông trải nghiệm. Câu chuyện được kể như sau: "Ngày xưakhi còn chưa có Đức Phật nữa, ở vùng đất này có một người đàn ông lấyđược hai bà vợ. Nhưng hai bà vợ này sống với nhau không có hợp, suốtngày đánh ghen với nhau, không ai chịu ai, vì thế ông chồng mới sắp xếpcho hai người vợ đó mỗi người ở một đầu giồng (giồng là dải đất cao, lớnbằng một làng, xã, là nơi tụ cư của người Khmer), một bà ở đầu giồng cònmột bà ở cuối giồng. Và hai người vợ đó sau này chết đi rất linh thiêng vàđược nhân dân thờ phụng và gọi là Nẹk tà. 

Tăng Pêm giải thích thì Nẹk tàdịch ra tiếng Việt có nghĩa là những người có quan hệ như là sư huynh đệ,những người đàn bà có cùng chồng... Còn tà có nghĩa là ông, trong trườnghợp này Nẹk tà có nghĩa là hai người vợ của một ông. Quay lại câu chuyệncủa hai bà vợ, sau khi được chồng chia tách ra thì họ vẫn thường xuyênghen tuông nhau và hẹn nhau vào một thời điểm nào trong năm đó đểphân tranh cao thấp với nhau. Hiên tượng phân tranh này nhiều năm gầnđây vẫn còn sảy ra. Đó là hiện tượng vào ban đêm, những người dânthường thấy những cục lửa màu xanh lóe qua, lóe lại giữa hai miếu ông Tàở ấp Tân Đại. Theo họ đó là hai Nẹk tà đang giao tranh với nhau. Nhữngcuộc giao tranh này thường diễn ra vào thời điểm lúc qua mười hai giờđêm của một ngày nào đó sát với dịp diễn ra lễ cúng ông Tà. Thời giandiễn ra hiện tượng đó kéo dài trong khoảng chừng ba mươi phút. 

Một sự tích khác về ông Tà là từ ông Tư Tiên cư trú tại ấp Phú Thọ, xã HiếuTrung, ông năm nay đã bảy mươi bảy tuổi rồi nhưng vẫn còn mạnh, Ôngđã tu trong chùa mười ba năm sau đó mới hoàn tục và lấy vợ. Bây giờ đãgià, nhưng ông cùng với vợ tiếp tục vô chùa tu tiếp từ lúc ông bảy mươi,ông dự định sẽ tu cho tới khi chết.

Sự tích này hoàn toàn khác với sự tích về ông Tà qua câuchuyện của Tăng Pêm: Ngày xưa trước thời điểm Đức Phật xuất hiệnkhoảng hơn hai trăm năm, có hai người đàn ông, một người là thần linh ở  trên trời, còn người kia ở dưới đất. Hai người có một thù oán cá nhânkhông cách nào hóa giải, họ đánh giết lẫn nhau trong thời gian rất dài từđời này qua đời khác, cũng không hết. Cứ hoài như vậy, kiếp này người nàychết đi thì kiếp sau lại được đầu thai và tìm người kia để trả thù, người bịtrả thù thì lại đợi đến kiếp sau giết lại người kia. Vòng luân hồi thù hận đókéo dài cho đến khi Đức Phập xuất hiện, Đức Phật đã gặp hai người và cảmhóa họ. Họ đã nhận đức Phật làm thầy dù cho tuổi họ lớn hơn rất nhiều sovới đức Phật. Về sau, hai người này không còn thù hận nữa, trái lại họ bắttay làm bạn và cùng giúp nhân dân làm ruộng. Người sống ở dưới đất gầnvới nhân dân, ông biết các phương thức làm nông nghiệp và dạy cho nhândân biết trồng lúa. Còn ông thần ở trên trời biết cách làm mưa xuống chonhân dân, giúp mùa màng tươi tốt. Người sống ở dưới đất được người dânhết sức biết ơn và khi chết đi được nhân dân lập miếu để thờ cúng. Mỗinăm đến mùa gieo hạt nhân dân lại làm một lễ lớn để cúng Nekta – ôngthần ở dưới đất, thứ nhất là để cảm ơn ông đã dạy nhân dân biết cáchtrồng trọt, thứ hai là để ông chuyển lời lên bạn của ông – vị thần trên trờiđể làm mưa xuống. 

Sinh vật huyền bí Việt NamМесто, где живут истории. Откройте их для себя