Thanh Sơn Đại Vương

179 8 0
                                    

Núi Tam Đảo là ngọn núi có tiếng của nước Việt ta. Quanh co suốt phương bắc, núi dài đến nghìndặm. Thời triều Lý, triều Trần vốn có chép trong Tự điển, nhưng danh hiệu vị thần không được rõrệt, gặp lúc binh lửa nên bỏ thất lạc mất. 

Triều nhà Lê, vua Nhân Tông Hoàng đế, khoảng năm Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, gặp trời đại hạn, đảokhắp bách thần không thấy mưa, triều đình mới bàn rằng: "Núi Tam Đảo là danh sơn, mà việcphụng tự thì thiếu ở trong Tự điển bây giờ nên đem lễ đến tế để cầu thần giúp". 

Vua mới khiến Văn thần thảo sắc, phong làm Thanh Sơn Đại Vương, đem lễ đến tế cầu mưa, ngàyấy ùn ùn mây kéo, bốn bể tối đen, sáng ngày mưa to như xối, năm lại được mùa. 

Từ đấy về sau, hễ gặp đại hạn hay mưa dầm, đến cầu đảo đều có linh ứng, làm vị Phúc thần mộtphương, có chép ở Tự điển. 

Núi Tam Đảo đứng về phương hướng Càn Hội của chi giữa mạch đất trời Nam ta. Ba ngọn núinhóm lại cao tới mây xanh cho nên đặt tên là Tam Đảo, thần núi danh hiệu chưa rõ, chỉ duy ởtrong lùm núi xưa có đền thờ Quốc Mẫu là một vị Am thần.

Truyện ông Trần Nguyên Hãn chép rằng: Ông là con cháu Hưng Đạo Đại Vương, nhà ở phươngđông trên núi đá, lúc hàn vi lấy nghề bán dầu làm sinh nhai, đi về đã ba hôm, bữa ấy đi đến đền thìtrời đã tối đen, sơ không dám đi mới ngủ nhờ ở đền một đêm.

Đêm khuya chưa ngủ, nghe ngoài đền có tiếng gọi mà bảo rằng :

- Nay thiên đình có chỉ triệu các thần, Phu Nhân ra đi lên chầu. 

Nghe trong đền trả lời rằng :

- Có khách ngủ lại, đi xa không tiện, thôi các thần hãy đi đi, có việc gì thì nói lại cho biết.

Ông lấy làm lạ, cứ trằn trọc canh chầy không hề ngủ được, chừng đến canh tư thì nghe có tiếnggọi lại, hỏi rằng : 

- Phu nhân đã dậy chưa ? 

Thấy trong đền có người đi ra nói rằng :  

- Bữa nay thiên đình họp có hai việc : Việc thứ nhất là bầu cử Lê Lợi ở động Lam Sơn lên làm AnNam Quốc Vương, Nguyễn Trãi ở Nhị Khê làm phụ tá. Việc thứ hai là dưới đường Sơn Nam có một làng giết trâu tế thần để cầu mưa, cái dao của tên đồ tể bị phân trâu lấp mất, tìm mãi không cónó mới nói ngạo rằng : "Không có lẽ thần linh nào lại đến đây ăn cắp dao của ta sao ! Bây giờ địnhphạt làng ấy ba năm Đại hạn cho biết !"

Nói đoạn rồi từ biệt. 

Ông nghe rõ đầu đuôi câu chuyện như vậy, sáng ngày hối hả xuống dưới đường Sơn Nam, tìm đếnlàng ấy, đến đống phân chỗ giết trâu bới lấy được con dao, thấy đồng ruộng của làng ấy khô cằnnứt nẻ cả. Ông mới xách con dao trình với Ap trưởng và nói rõ tự sự đầu đuôi như vậy. Dân ấp cảsợ, biện lễ đến đền tạ tội, rồi dần dần cũng được mưa. 

Ông thấy việc ấy đã có linh nghiệm, tất nhiên việc khác cũng sẽ phải đúng mới tìm qua núi LamSơn, vào sơn động gặp Lê Lợi nguyện theo làm tôi; đến khi Lê Lợi làm vua, ông có công lớnphong Khai quốc công thần. Sau ông chết, được làm Phúc thần ở Sơn Động. 

Từ đấy đền Quốc Mẫu được xưng là linh dị, hương hỏa đời đời bất tuyệt, đền miếu trang nghiêm. 

Nguồn bài viết : "Việt điện U linh tập", Lý Tế Xuyên

Sinh vật huyền bí Việt NamWhere stories live. Discover now