Tâm lý học tội phạm: Tội ác phát sinh từ đâu?

1.2K 13 0
                                    

Tại sao tội ác lại tồn tại? Điều gì đã gây ra những hành động bạo lực kinh hoàng đó?

Ngày 21/5/1998, Kipland Kinkel, 15 tuổi, học sinh trường Trung Học Springfield, tiều bang Oregon, đã giết hại bố mẹ đẻ, rồi đến trường với khẩu súng trường bán tự động. Hắn đã bắn chết và bị thương 10 người khác trước khi bị bắt. Đêm 25/5/ 2002, 2 người đàn ông bước vào hiệu ăn Wendy, New York với những khẩu súng ngắn. Chúng bắt tất cả nhân viên trong quán nằm úp mặt xuống sàn và bắn thẳng vào đầu những người vô tội không tấc sắt trong tay, 5 người trong số họ đã chết ngay tại chỗ, 2 tên sát nhân đã bị bắt sau đó vài ngày và lĩnh án tử hình. Tổng số tiền chúng cướp được chỉ vỏn vẹn 2.000 đô la.

Ngày nay, những sự kiện tương tự không khó kiếm trên các mặt báo. Chúng gây sự quan tâm đặc biệt của công chúng. Người ta thường đặt câu hỏi: "Tại sao tội ác lại tồn tại? Điều gì đã gây ra những hành động bạo lực kinh hoàng đó?"

Trong suốt quá trình phát triển của loài người, các nhà xã hội học, nhà nghiên cứu, nhà tâm lý học vẫn không ngừng trăn trở để trả lời những câu hỏi trên. Đã xuất hiện vô vàn những học thuyết về tội ác song thực sự có giá trị thì không nhiều, thậm chí không ít trong số đó mang đậm chất mê tín, duy cảm và bịp bợm.

Những nghiên cứu ban đầu

Năm 1764, giáo sư người Ý, Cesare Beccaria (1738 - 1794) đã viết một cuốn sách nhan đề "Những tiểu luận về tội ác và trừng phạt". Những kiến giải của ông trong cuốn sách mang tính cách mạng trong ngành tội phạm học. Nó hoàn toàn xa lạ với những học thuyết về tội ác đã ra đời trước đó. Ông cho rằng con người là sinh vật có lý trí và như vậy hành vi của con người là kết quả của một quá trình suy luận logic. Hành vi phạm tội đương nhiên cũng tuân theo quy luật trên. Trên cơ sở đó, ông khẳng định trừng phạt là không bao giờ thừa đối với những kẻ phạm tội, song những biện pháp trừng phạt đó nên được công bố từ trước để những kẻ phạm tội biết chính xác được những gì chúng sẽ phải nhận khi gây tội ác. Nối tiếp tư tưởng của Beccaria là triết gia người Anh Jeremy Bentham (1748 - 1832). Ông đề ra thuyết phép tính khoái lạc.

Theo ông, con người phạm tội bởi họ cho rằng lợi ích mà họ thu được từ hành động phạm tội lớn hơn những gì họ sẽ phải gánh chịu sau này. Ông cũng đề cao hình phạt và cho rằng cần đưa ra những khung hình phạt sao cho người dân thấy được hành động phạm tội của họ không đáng so với cái giá phải trả.

Trong suốt thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học đều quy kết yếu tố di truyền chính là căn nguyên của tội ác. Nhiều người cho rằng hành vi phạm tội có liên hệ mật thiết tới các đặc điểm sinh lý của cơ thể. Franz Gall (1758 - 1828) là người đầu tiên trình bày luận điểm này bằng phương pháp khoa học. Ông tin rằng hình dạng của bộ não và hộp sọ có thể cho biết tính cách cũng như quá trình phát triển tâm lý của một người. Theo lý thuyêùt của Gall, trên đầu một người có từ 27 đến 38 khu vực có liên hệ tới những tính cách như hung hăng, thù hận, dối trá hay ham bạo lực... Nếu những vùng đó phát triển hơn mức bình thường, người đó sẽ có xu hướng biểu lộ tính cách mà nó đặc trưng. Ông cũng cho rằng những tên tội phạm có thể đã phải chịu những thương tổn về não gây ra sự phát triển thái quá của những tính cách như hiếu chiến hoặc ưa chống đối. Những thương tổn này có thể xuất phát từ các yếu tố bên ngoài như nghiện rượu, thủ dâm, bị hôn mê nhiều lần, học quá nhiều khi còn nhỏ tuổi hoặc quá sùng đạo. Ông gọi môn khoa học mới này là não tướng học. Gần như ngay lập tức, học thuyết của Gall được hoan nghênh nhiệt liệt. Người ta ca tụng và truyền bá nó từ châu Mỹ tới châu Âu. Thậm chí não tướng học còn được sử dụng tại các phiên tòa như một phương thức luận tội. Người ta đề cao nó như một môn nghệ thuật, một phương thuốc, một môn khoa học chính trị. Ngay cả Thomas Edison, nhà phát minh vĩ đại người Mỹ cũng đã từng tin vào não tướng học. Ông đã phát biểu: "Tôi không hề biết mình có năng lực sáng tạo cho đến khi não tướng học cho tôi biết điều đó. Tôi đã trở thành một con người khác kể từ ngày hôm đó". Tuy nhiên không bao lâu sau., từ vị trí một "môn khoa học mới", não tướng học đã bị xem như một thủ đoạn của bọn lang băm và nhanh chóng biến mất khỏi đời sống xã hội. Khắp nơi xuất hiện những kẻ lừa đảo. Chúng sử dụng não tướng học như một công cụ để kiếm tiền. Thậm chí tại các rạp hát hay hội chợ còn xuất hiện những chiếc máy kỳ quặc. Người ta chụp lên đầu khách hàng một chiếc mũ bằng kim loại, sau đó máy sẽ tự động đưa ra những kiến giải về tính cách của họ. Một chiếc máy như thế hiện vẫn được lưu giữ tại Viện bảo tàng các thiết bị y tế đáng ngờ ở Minneapolis, Mỹ. Cho đến giữa những năm 1930, nhiều nhà khoa học đồng loạt lên tiếng phản bác lý thuyết của Gall. Họ cho rằng não tướng học đã không tính đến việc các mô não mềm có thể gây ra sự lồi lõm trên hộp sọ. Thêm nữa, mỗi nhà não tướng học lại đưa ra một bản đồ rất khác nhau về các vùng trên hộp sọ thể hiện những tính cách riêng biệt. Kết luận cuối cùng là không có bằng chứng khoa học cho lý thuyết của Franz Gall.

Hồ sơ tội phạm /tài liệu tham khảo (Diệp Mộc Nhiên)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ