Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế và Rối Loạn Nhân Cách Ám Ảnh Cưỡng Chế (OCD & OCPD)

711 11 0
                                    

Đặc điểm chủ yếu của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là nỗi ám ảnh lặp đi lặp lại hay sự ép buộc nặng đến mức họ dành tất cả những thời gian mà họ có để phục vụ cho nỗi ám ảnh nọ. Nó có thể khiến cho người mắc bệnh trở nên tiều tụy, tinh thần mỏi mệt hoặc gây trở ngại trong cuộc sống.Vào một thời điểm nào đó, người bệnh sẽ nhận ra nỗi ám ảnh hay sự cưỡng chế quá vô lý. Và sự rối loạn này không phải là phải là do dùng thuốc hay do những điều kiện sức khỏe bình thường khác.

Ám ảnh là những ý tưởng, suy nghĩ hay hình ảnh cứ xuất hiện một cách dai dẳng, xâm nhập vào đầu óc khiến cho tâm thần bồn chồn, mỏi mệt. Sự xâm nhập này được nhận dạng là "kẻ lạ trong tiềm thức". Có nghĩa là với cá nhân mắc bệnh, họ nhận nỗi ám ảnh này là "lạ lùng , không nằm trong quyền điều khiển của họ và không phải loại suy nghĩ mà họ nghĩ là mình sẽ có. Tuy nhiên, họ có thể nhận ra nỗi ám ảnh đó xuất phát từ trong tâm trí mà không phải là do tác động từ bên ngoài.

Những nỗi ám ảnh thường gặp nhất là những suy nghĩ lặp đi lặp lại về sự dơ bẩn (sợ bị nhiễm bẩn khi bắt tay). Giám khảo của American Got Talent, Howie Mandel bị ám ảnh về vi trùng tới mức ông đã cạo trọc đầu mình vì sợ vi khuẩn có thể sống trong đó. Hoặc là nỗi lo lắng thường trực (không biết hôm nay trên đường mình lái xe có khiến ai bực mình hoặc bị tổn thương hay không) hoặc là lúc nào cũng muốn mọi thứ sắp xếp theo một trình tự nhất định (có thể nổi điên lên khi một vật bị lệch ra khỏi thứ tự mà mình sắp xếp chúng). Những suy nghĩ, ám ảnh, và sự thôi thúc đó không chỉ đơn giản là nỗi ám ảnh quá mức về những tình huống trong cuộc sống hằng ngày và thật sự là nó cũng ít khi nào dính đến những tình huống xảy ra trong đời thật như về công việc, nhà cửa, những mối quan hệ.

Những cá nhân bị mắc nỗi ám ảnh như thế thường chọn cách lờ đi hoặc đè nén xuống. Một số khác thì bị thôi thúc, cố gắng giải tỏa nó bằng những hành động và đó gọi là cưỡng chế. Ví dụ như có người cứ lo không biết mình có tắt bếp chưa thì sẽ có hành động cố gắng cưỡng chế dập tắt nỗi lo đó đi bằng cách kiểm tra bếp hàng chục lần để chắc rằng nó đã tắt (và cái này phù hợp với đặc điểm là bệnh nhân dùng tất cả thời gian để phục vụ, cố gắng cưỡng chế nỗi ám ảnh).

Sự cưỡng chế là những hành động lặp đi lặp lại như rửa tay, kiểm tra không ngừng nhằm giảm thiểu đi nỗi lo lắng, mỏi mệt chứ không nhằm để thỏa mãn hay hài lòng gì cả. Trong hầu hết mọi trường hợp, bệnh nhân cảm thấy mình cần phải làm những hành động đó để giảm thiểu đi sự lo âu đi cùng với nỗi ám ảnh, hoặc để phòng ngừa chuyện gì đó. Ví dụ như với người bị ám ảnh là mình bị dơ, họ có thể giảm đi nỗi sợ hãi đó bằng cách rửa tay mình cho đến khi da đỏ lựng lên. Người lo không biết mình khóa cửa chưa thì bị thôi thúc đi kiểm tra cửa mỗi vài phút.

Theo định nghĩa, người lớn mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở một thời điểm nào đó sẽ phát hiện ra những nỗi ám ảnh và những hành động cưỡng chế quá mức và không hợp lý. Điều này không áp dụng lên trẻ em vì trẻ em còn thiếu những nhận thức cộng thêm sự cảnh giác để có thể phát hiện ra những bất thường.

Những hoạt động tôn giáo không thuộc phạm trù của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trừ khi nó vượt trên những tiêu chuẩn bình thường của xã hội, được những người trong cùng tôn giáo xác định là không hợp lý, và gây rối loạn với vai trò trong xã hội.

Hồ sơ tội phạm /tài liệu tham khảo (Diệp Mộc Nhiên)Where stories live. Discover now