Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp

1 0 0
                                    

Hiện nay kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp được nhiều người chú trọng đến bởi đây là mô hình cho tỷ lệ nuôi tôm thành công hơn 90% cũng như hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần nuôi tôm ao đất.

Quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng1. Cải tạo ao trước khi thả giống

– Trước tiên tháo cạn nước trong ao, cạo bỏ bùn bã hữu cơ trong đáy ao sang khu vực chờ xử lý sau đó rửa sạch nền đáy bằng cách cầy lật và san bằng

– Sát trùng đáy ao bằng vôi bột với liều lượng thích hợp tùy theo pH đất đáy ao sau đó phơi khô khoảng 1 tuần, truy nhiên không được phơi quá nắng đến mức nứt bẻ đất.

– Kiểm tra và bảo trì lại toàn bộ hệ thống quạt nước và cung cấp oxy

– Lấy nước sạch đã được xử lý ao lắng và ao nuôi có chiều cao từ 0,8 – 1,2m.

– Trước khi thả tôm giống 7-10 ngày thì sử dụng phận DAP và bột dinh dưỡng như đậu nành để hòa với nước và bón ao hàng ngày để gây màu nước cho ao.

– Trước khi thả tôm giống 7-10 ngày thì sử dụng phận DAP và bột dinh dưỡng như đậu nành để hòa với nước và bón ao hàng ngày để gây màu nước cho ao

Oops! This image does not follow our content guidelines. To continue publishing, please remove it or upload a different image.

2. Chọn và thả tôm giống

Trước khi thả giống thì vớt tôm vào ly rồi quan sát nếu thấy tôm giống bơi úp mặt theo kiểu bình thường thi là tôm khỏe còn bơi ngửa, thân bị nghiêng không theo thẳng đứng chứng tỏ rằng tôm yếu. Khi quan sát cạp râu của tôm nếu sát nhau chứng tỏ tôm khỏe mạnh, nếu tôm yếu cặp râu sẽ xòe ra và tôm khỏe thì thân tôm sạch sẽ trong ruột có đầy thức ăn.

Khi các chỉ tiêu pH, độ mặn, độ trong, màu nước... đạt yêu cầu, có thể thả tôm giống, tôm giống mới vận chuyển về nên thả túi xuống ao chừng 15-30 phút để nhiệt độ nươc trong túi tôm và nhệt độ nước trong ao cân bằng với nhau. Sau đó đổ các túi tôm vào thau tránh trường hợp để tôm dính lại trong túi, tiếp đến lấy nước trong ao pha vào thau mỗi lần một ít để tôm thích nghi. Vừa pha vừa quan sát tôm đã thích nghi được thì thả vào ao nuôi, tôm chưa thích nghi có biêu hiện bơi nổi lên mặt nước và có vẻ yếu ớt.

Nên thả tôm lúc thời tiết mát mẻ, tốt nhất là thời điểm từ 5-7 giờ sáng hoặc 4 – 6 giờ chiều. Không nên thả tôm lúc trời sắp mưa hoặc đang mưa to. Nên đứng ở đầu hướng gió thả tôm giống ra từ từ, tránh làm đục nước ao, đồng thời quan sát khả năng phân tán của tôm trong ao nuôi, nếu tôm tụ lại từng đám thì dùng tay hoặc thau khua nước nhè nhẹ để tôm phân tán tôm đều trong ao. Hàng ngày cần quan sát tình trạng của tôm để tính tỉ lệ tôm còn sống, xác định lượng tôm có trong ao để điều chỉnh thức ăn khi nuôi.

 Hàng ngày cần quan sát tình trạng của tôm để tính tỉ lệ tôm còn sống, xác định lượng tôm có trong ao để điều chỉnh thức ăn khi nuôi

Oops! This image does not follow our content guidelines. To continue publishing, please remove it or upload a different image.

Chăm sóc ao nuôi tôm

Tôm thẻ chân trắng hoạt động rất mạnh sống ở mọi tầng nước, có tốc độ tăng rưởng cao trong 80 ngày đầu, sau đó sẽ chậm lại. Nếu nuôi tôm ở mật độ thấp thì cho tôm ăn thức ăn 32% đạm còn mật độ cao thì dùng thức ăn có 35% đạm.

Sau một thời gian thì tôm lớn rất nhanh và nhạy cảm với sự thay đổi về mặt cơ học, khi đó tôm sẽ cong thân, đục thân và chết rất nhanh. Nên cơ thể tôm cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng, nếu thiếu tôm dễ bị stress và đục thân vì vậy chủ đầm tôm cần phải bổ sung kịp thời vitamin và khoáng chất vào thức ăn.

Khi bị sốc tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm với môi trường, khi đó tôm sẽ không nổi đầu mà chết đáy. Tôm thẻ chân trắng cũng rất nhạy cảm với các loiạ hóa chất và thuốc kháng sinh vì vật khi nuôi cần sát trùng nước định kỳ và phải dùng thuốc an toàn sinh học.

Để đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp chủ đầm tôm cần chăm lo kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Nuoi tôm an toàn phân phối trên toàn quốc về thức ăn cho tôm, quý khách có vui cầu vui lòng liên hệ 1900 2620 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất

Nuoi tom an toanWhere stories live. Discover now