Bệnh đóng rong trên tôm

4 0 0
                                    

Bệnh đóng rong trên tôm tuy không lây lan thành dịch khó kiểm soát như bệnh không gây chết hàng loạt như gan tụy cấp, đường ruột cấp. Tuy nhiên khi tôm bị rong nhớt, sức khỏe tôm yếu tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập nên đây cũng là một trong những bệnh nguy hiểm không kém.

Dấu hiệu của bệnh đóng rong trên tôm sú

Bệnh đóng rong trên tôm sú chủ yếu do môi trường tác động

Oops! This image does not follow our content guidelines. To continue publishing, please remove it or upload a different image.

Bệnh đóng rong trên tôm sú chủ yếu do môi trường tác động

Hiện tượng đóng rong ở mang tôm thường làm cho mang thường đổi màu thậm chí đổi sang màu đen, vỏ tôm trơn giống như phủ lớp nhớt và như có tảo bám trên bề mặt.Toàn thân tôm bị dơ, đặc biệt là ở vùng đầu ngực, mang và các phụ bộ, tôm bị đóng rong trên vỏ thường có màu xanh hoặc màu đen xám giống như bùn.Tôm bị bệnh đóng rong, trên vỏ thường có màu xanh của tảo, màu đen khói đèn hay màu xám đục giống như bùn.Tôm bị bệnh này rất yếu, bỏ ăn, ít di chuyển và cặp mé bờ, đồng thời mang thường bị tổn thương hoặc biến đổi màu sắc.Nếu bệnh tình nặng sẽ phá hủy vỏ tôm và xâm nhập vào cơ thịt tôm, ngoài ra bệnh còn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập.Yếu tố gây bệnh

Bệnh đóng rong trên tôm sự xảy ra do sự phát triển của các động vật nguyên sinh, vi khuẩn,

Oops! This image does not follow our content guidelines. To continue publishing, please remove it or upload a different image.

Bệnh đóng rong trên tôm sự xảy ra do sự phát triển của các động vật nguyên sinh, vi khuẩn, ...

+ Bệnh đóng rong trên tôm sự xảy ra do sự phát triển của các động vật nguyên sinh, vi khuẩn, trùng loa kèn ký sinh,... làm tôm yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho một số tảo và nấm sống bám trên vỏ và mang tôm

+ Hiện tượng này thường xuất hiện với những con tôm có sức khỏe kém, tôm yếu không thể tự làm sạch cơ thể hay tự lột xác như bình thường, vì thế nên vỏ tôm thường bị các chât dơ bẩn bám vào.

+ Đối với các ao nuôi không thường xuyên xử lý nước và cho ăn thức ăn hữu cơ dư thừa thường xuyên tạo điều kiện cho vi khuẩn, rong và tảo phát triển mạnh rất dễ xảy ra bệnh.

Phòng bệnh đóng rong trên tômKhi cho tôm ăn thường xuyên kiểm tra tôm trong sàn ăn để phát hiện kịp thời tôm bị bệnh và tiến hành điều trị.Bà con nên phòng bệnh bằng cách quản lý tốt chất lượng nước trong ao nuôi, diệt khuẩn và cắt tảo định kỳ bằng men vi sinh Bac – Up lúc mặt trời lên 6-8 giờ sáng với liều dùng hợp lý giúp ổn định môi trường và hệ sinh thái trong ao.Cho ăn thức ăn hữu cơ vừa phải nhằm giảm lượng vi khuẩn, nấm, tảo,... trộn thêm Vitamin C và các chất dinh dưỡng khác để để tăng đề kháng và chống stress cho tôm và kích thích tôm lột xác nhanh hơnBên cạnh đó kết hợp sử dụng các loại men vi sinh để ổn định tảo, ổn định nguồn nước giúp ngăn ngừa bệnh đóng rong, đóng nhớt cho tôm.

Sản xuất tôm an toàn khuyến cáo bà con nên nuôi tôm an toàn sinh học và sử dụng các sản phẩm như mem vi sinh để tăng cường sức đề kháng cho tôm trong suốt quá trình nuôi và các chế phẩm xử lý nước để giảm căng thẳng và ức chế sự phát triển của bệnh đóng rong trên tôm.

Nuoi tom an toanWhere stories live. Discover now