Chương 2 - Minh triều quan lại thường phục

295 7 0
                                    

MINH TRIỀU QUAN Y

Nguồn: baikebaidu, weibo,...

Dịch và tổng hợp: Trác Phương Nghiên

Công phục và thường phục quan lại đều là dạng áo bào cổ tròn, vẻ khác biệt lớn nhất chính là trên thường phục thì có một bổ tử để phân biệt cao thấp tước quan, căn cứ vào hình thêu trên bổ tử; mà công phục thì hầu như là đều để tỏ sự trang nhã, không luận chức quan. (Cái này chính mình còn nhầm)

Hình số 1 là công phục, số 3 là thường phục, bỏ qua cái số 2 đi, sai lè

Oops! This image does not follow our content guidelines. To continue publishing, please remove it or upload a different image.

Hình số 1 là công phục, số 3 là thường phục, bỏ qua cái số 2 đi, sai lè.

*Bổ tử: Miếng vải hình vuông trước áo quan lại.

Khác biệt thứ hai là ở mũ đội đầu của quan lại, trông có vẻ thường phục và công phục thì giống nhau. Nhưng nhận thấy rõ mũ độithường phục là cánh chuồn chuồn, gần giống hình tròn, còn mũ công phục thì có cánh dài gấp đôi, mảnh. Kiểu mũ công phục vuông, cạnh nhọn; kiểu mũ thường phục thì tròn góc.

Lồng quan phục và thường phục vào sẽ nhận thấy rõ hơn sự khác biệt này

Oops! This image does not follow our content guidelines. To continue publishing, please remove it or upload a different image.

Lồng quan phục và thường phục vào sẽ nhận thấy rõ hơn sự khác biệt này.

Phục sức quan viên ngoài hai thứ này ra thì tổng có: thường phục, tế phục, công phục, triều phục.

Giờ nói đến thường phục, cái mà chúng ta thường hay gặp hơn:

Thường phục của quan lại thời Minh là dạng áo bào, cổ tròn, không luận cấp bậc thì thường phục quan đều được thêu một miếng bổ tử bên trên, quan văn thêu chim bay, quan võ thêu hình thú chạy.

Quan viên đội mũ ô sa, khăn vấn đầu, áo bào tay rộng ống, có phần giống với thời Tống trước đó.

Quan phẩm được phân biệt trên thường phục thông qua màu sắc và hình thêu trên bổ tử. Quy chế bổ tử như sau:

Nhất phẩm:

Quan văn: tiên hạc
Quan võ: kỳ lân

Nhị phẩm:

Quan văn: cẩm kê (con gà lông tía)
Quan võ: sư tử

Tam phẩm:

Quan văn: khổng tước
Quan võ: hổ

Tứ phẩm:

Quan văn: vân nhạn
Quan võ: báo

Ngũ phẩm:

Quan văn: bạch nhàn (gà lôi màu trắng)
Quan võ: hùng bi (con gấu)

Lục phẩm:

Quan văn: lộ tư (con cò)
Quan võ: bưu

Thất phẩm:

Quan văn: khê xích (tử uyên ương, con le le)
Quan võ: bưu

Bát phẩm:

Quan văn: hoàng ly (oanh)
Quan võ: tê ngưu (trâu)

Cửu phẩm:

Quan văn: am thuần
Quan võ: hải mã

Mạt phẩm: luyện thước

Pháp quan: Giải trãi

Quy định màu sắc áo quan rất rõ ràng:

+ Tứ phẩm trở lên: áo đỏ
+ Ngũ phẩm, lục phẩm, thất phẩm: áo xanh lam

+ Dưới: áo xanh lục

Thời Thanh, quy chế bổ tử, màu áo, chỉ thay đổi một chút so với thời Minh. Triều Tiên, Đại Việt thời Lê cũng phỏng theo quy cách này để ban quan phục. Kỳ thực là nhìn áo quan ba nước này lần đầu thì cũng khó mà phân biệt được. Về màu sắc thì quy chế màu của VN phức tạp hơn, còn chia ra đủ sắc đậm nhạt, nhất phẩm còn mặc màu đỏ thẫm (màu tía), màu xanh nhạt, lam lục. Nhưng còn về bổ tử thì VN đơn giản hơn nhiều. Quan văn từ lục phẩm đổ xuống áo chỉ thêu bạch nhàn (con gà lôi), quan võ lục phẩm đổ xuống thêu tượng, chứ không phân định rõ rệt như bối tử của thời Minh.

Cho đến thời Nguyễn thì quy chế vẫn phỏng theo Trung Quốc, đương nhiên có một số điều chỉnh rõ so với thời Lê, lại có phần tương đồng nhiều với nhà Thanh.

------------

Bài này viết vội, thông tin khá là sơ sài. Đáng lý ra có phần so sánh quan y Triều Tiên với Minh, Đại Việt với Minh thì sẽ tốt hơn cho mọi người.

[Cổ Đại] Minh Triều Cố Sự - Trác Phương NghiênWhere stories live. Discover now