Viết truyện nhanh, tình tiết hợp lý, không sai sót

16 1 0
                                    

Các bước viết truyện/tiểu thuyết của các nhà văn chuyên nghiệp (cái này mình tìm hiểu trên 1 web nước ngoài cách đây khá lâu, tác giả bài viết đó là 1 nhà văn chuyên viết truyện viễn tưởng) :


1. Nếu tác phẩm của bạn có thể tóm tắt thành 1 câu duy nhất thì đó là câu gì ? Bạn phải trả lời vấn đề này đầu tiên vì đó chính là tinh thần và cốt lõi của tác phẩm.

2. Truyện của bạn nên khởi đầu và kết thúc như thế nào (trình bày một cách tổng quát vì lúc này bạn vẫn chưa tạo ra nhân vật cũng như các tình tiết truyện). Nhiều người thường có xu hướng viết đến đâu nghĩ đến đó nên hầu như không xác định trước được truyện sẽ kết thúc như thế nào mà thường mong chờ ý tưởng sẽ xuất hiện trong quá trình viết, cách viết như vậy sẽ làm cho câu chuyện mất đi tính thống nhất, nếu không cẩn thận có thể tạo ra các tình tiết mâu thuẫn, không nhất quán với nhau.

3. Phát triển tóm tắt một câu ở trên thành 1 đoạn khoảng 10 câu (có thể ít hoặc nhiều hơn tùy bạn) về các sự kiện lớn của câu chuyện, đồng thời xây dựng nhân vật một cách sơ lược (nhân vật chưa cần phải có tên)

4. Mỗi câu trong đoạn tóm tắt bạn phát triển lên thành một đoạn, mỗi đoạn là 1 sự kiện lớn (sau này khi viết thành tác phẩm, bạn có thể phát triển mỗi sự kiện khoảng từ 10 đến 30 chương hoặc hơn, tùy bạn) trong câu chuyện, một sự kiện bao gồm các tình tiết nhỏ hơn. Trong quá trình tạo các đoạn sự kiện lớn, bạn sẽ tìm cách mở nút, thắt nút cho các sự kiện, xác định cao trào của mỗi sự kiện nằm ở đâu, giữa các đoạn có liên hệ với nhau như thế nào. Các nhân vật sẽ được phân bố trong các sự kiện như thế nào

5. Xây dựng bản tóm tắt các nhân vật (ít nhất cũng phải làm đối với các nhân vật chính) bao gồm : tên, tuổi, giới tính, xuất xứ, các đặt điểm ngoại hình, tính cách, lối suy nghĩ, cách làm việc, kỹ năng, năng lực đặc biệt (nếu có), động lực của nhân vật là gì, ước mơ là gì, sở thích, sở ghét như thế nào, là bạn của ..., là người yêu của ..., là kẻ thù của ..., các mối quan hệ khác, có liên hệ chặt chẽ với nhân vật nào khác, nhân vật sống tới cuối truyện hay sẽ chết ở sự kiện nào. Việc xây dựng nhân vật trước khi viết như thế này rất quan trọng vì nó giúp bạn nhất quán trong lúc viết, không làm cho nhân vật dở dở ương ương lúc này lúc khác. Mỗi tóm tắt nhân vật nên lưu vào một file word riêng để dễ dàng tham khảo lúc viết

6. Chắp ghép thử các đoạn sự kiện (ở bước 4) xem có gì mâu thuẫn, có gì cần phải chỉnh sửa hay thay đổi. Xong phần này coi như bạn đã có một cái sườn hoàn chỉnh cho tác phẩm từ lúc khởi đầu cho tới lúc kết thúc. Sau này việc viết sẽ dễ dàng hơn nhiều. Bạn sẽ viết nhanh hơn cách viết thông thường và không lo sẽ bỏ dở giữa chừng.

7. Tham khảo, sưu tầm các tài liệu phục vụ cho công việc sáng tác (ví dụ như kiến thức lịch sử, khoa học, y học, văn hóa, ẩm thực ...). Khi đã thực hiện xong bước 6 thì hầu như bạn sẽ biết được bạn cần những tài liệu, kiến thức như thế nào.

8. Viết

9. Xem lại, sửa lỗi chính tả, cách dùng từ đặt câu


Tiểu thuyết lưu ýWhere stories live. Discover now