Kỹ thuật viết cốt truyện, tình tiết tiểu thuyết

17 0 0
                                    

1. Kể và tả : Phân phối giữa hình thức kể và tả với một tỷ lệ thích hợp với nội dung cốt truyện và thể loại truyện. Kể quá nhiều sẽ khiến truyện trở nên sơ sài như một bản tóm tắt nội dung. Tả nhiều quá lại khiến truyện lan man, nhàm chán.

2. Cắt bỏ những tình tiết không cần thiết : những tình tiết mà độc giả dễ dàng đoán ra thì không cần trình bày kỹ, thậm chí trong những truyện diễn biến nhanh có thể cắt bỏ luôn những tình tiết thừa để tăng nhịp điệu cho câu truyện.

3. Chuyển cảnh ngay tại thời điểm gay cấn nhất : Khi một tình tiết được đẩy lên đến cao trào, độc giả đang mong chờ tình tiết được giải quyết thì tác giả đột ngột chuyển cảnh khiến độc giả mang tâm lý thấp thỏm lo lắng hoặc tò mò không biết tình huống đó sẽ xảy ra theo hướng nào. Sau khi chuyển cảnh một lúc, tác giả sẽ quay lại với tình tiết đang dang dở đó và cho độc giả một kết cục bất ngờ.

4. Hiển nhiên nhưng không phải vậy : Tạo ra những tình tiết hiển nhiên khiến độc giả phải suy nghĩ theo một hướng nào đó, nhưng sự thực thì câu chuyện lại đi theo một hướng khác hoàn toàn, đến lúc mở thắt nút sẽ khiến độc giả bất ngờ. Sự thực ngược lại hoàn toàn với những gì độc giả tin tưởng.

5. Độc giả biết nhiều thông tin hơn nhân vật : Cho độc giả biết nhiều hơn nhân vật nhằm cố ý cho độc giả lợi thế về thông tin khiến độc giả lo lắng(hoặc thích thú) về những nguy hiểm mà nhân vật không biết, sau đó nhân vật mặc dù thiếu thông tin cần thiết nhưng vẫn tìm ra cách giải quyết tốt vấn đề làm cho độc giả khâm phục.

6. Độc giả biết ít thông tin hơn nhân vật : Khiến cho độc giả cảm thấy thắc mắc về những hành động kỳ quặc của nhân vật, đến lúc biết đầy đủ thông tin và phát hiện ra nguyên nhân dẫn tới những hành động đó của nhân vật thì độc giả mới gật gù trầm trồ. Không nên lạm dụng kỹ thuật này vì có thể sẽ khiến độc giả bực mình.

7. Tạo những gợi ý lờ mờ : nhắm khiến độc giả phải suy đoán, nhưng những gợi ý đừng bao giờ quá rõ ràng khiến độc giả đoán ra quá sớm.

8. Bí ẩn : tạo ra những bí ẩn xuyên suốt câu truyện, có thể một lúc nào đó bí ẩn sẽ được tiết lộ, cũng có thể bí ẩn này dẫn tới hay mở ra một bí ẩn khác lớn hơn.

9. Tính tự nhiên của nhân vật : muốn nhân vật tự nhiên, không gượng ép thì tác giả đừng bao giờ coi nhân vật như những quân cờ để phục vụ cho cái cốt truyện hoặc tư tưởng của mình.

10. Luôn tạo công việc cho tất cả các nhân vật, ngay cả đối với những nhân vật ít khi xuất hiện. Nếu một nhân vật không xuất hiện trong phần được miêu tả của câu chuyện thì không có nghĩa anh ta không hành động, những hành động "ẩn" của anh ta sẽ tương tác tới các nhân vật khác hoặc được tóm tắt lại thông qua các lời kể.

11. Các vấn đề nên đan xen với nhau : không cần chờ cho đến khi vấn đề được giải quyết xong mới nảy sinh vấn đề mới. Vấn đề mới có thể xuất hiện lúc vấn đề cũ sắp kết thúc, đang diễn tiến hoặc thậm chí là đang cao trào.

12. Sức sống của nhân vật : Một nhân vật có sức sống là một nhân vật luôn thay đổi, không bị giới hạn bởi những mẫu tính cách, không bị đóng chặt vào trong những cái khung chính diện hay phản diện. Tuy nhiên, những sự thay đổi phải diễn ra một cách HỢP LÝ.

13. Tác giả không bao giờ "đọc" suy nghĩ của nhân vật : Tập trung miêu tả hành động, lời nói, cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt... của nhân vật nhưng không bao giờ được miêu tả TRỰC TIẾP những âm mưu, kế hoạch, tính toán, nỗi e ngại, sự vui mừng, lòng căm thù... hay bất cứ thứ gì ẩn sâu bên trong nhân vật; những thứ đó phải được thể hiện thông qua lời nói, cử chỉ, thái độ của nhân vật và độc giả có thể ĐOÁN chúng.

14. Muốn đưa triết lý vào tiểu thuyết, ta nên lồng ghép chúng hợp lý vào lời thoại của nhân vật, hay tốt hơn nữa là ẩn dụ chúng một cách khéo léo trong những đoạn tả cảnh, những tình tiết, những hoạt động, những xung đột, những cao trào. Độc giả tìm đến tiểu thuyết để cảm nhận hơi thở của cuộc sống thông qua vẻ đẹp của ngôn từ, chứ không phải để đọc một mớ sáo ngữ của những "triết gia" nửa mùa.

Tiểu thuyết lưu ýWhere stories live. Discover now