Lá thư cuối cùng

43 3 0
                                    

Ngày 26 tháng 7 năm 2007, Nguỵ Thanh Việt rời quê hương lên máy bay đi Mỹ, trong khi Giang Độ đi về phía Bắc, tìm cách chữa bệnh ở Bắc Kinh.
Đi ngược chiều nhau.

Cũng dần xa cách nhau đến vô hạn.
Giang Độ do dự hết lần này đến lần khác, mang theo Tweedy Bird mà cô không nỡ dùng, mỗi khi nhớ Nguỵ Thanh Việt thì ngắm Tweedy Bird.
Năm 2007, không có tàu cao tốc, ngồi tàu tốc hành.
Cuộc sống trên tàu nhiều màu sắc, các lối đi đầy những người lao động nhập cư ngồi dưới đất, ở chỗ giao nhau giữa hai toa có chiếc túi da rắn lớn, có người ngồi trên đó ăn bánh bao, tiếng trẻ con khóc ầm ĩ, người người buồn ngủ cố gắng nhấc mí mắt, rồi lại tiếp tục há miệng ngủ.

Giang Độ tự tìm việc gì đó làm, ghi lại những cảnh nhìn thấy trên tàu, cô không thể quá nhàn rỗi, rảnh rỗi quá người ta sẽ suy nghĩ lung tung, sẽ bị sợ hãi và buồn bã lấn át, rồi nuốt chửng.
Nhưng không viết được mấy chữ, càng huống hồ là tiếp tục, cô rất khó chịu.
Đến Bắc Kinh, không có bệnh viện nào muốn nhận cô, vì để tiết kiệm tiền, một nhà ba người chen chúc trong nhà trọ nhỏ tồi tàn ẩm mốc.

Ông ngoại phịch một tiếng quỳ xuống, nói bác sĩ xin người cứu lấy đứa nhỏ này, không cứu được cũng xin hãy xem qua cho nó, còn nước còn tát.

Bác sĩ đỡ ông dậy, nói "Ông ơi không phải cháu không muốn chữa, mà là đến nước này rồi, không chữa được nữa, ông đem cháu bé về, ở bệnh viện tỉnh làm điều trị định kỳ một chút, cháu bé muốn ăn gì thì làm đó, cố làm bé vui, chúng cháu khuyên ông như vậy, cũng hy vọng nhà ông không rơi vào cảnh mất trắng."
Ông ngoại khóc không thành tiếng.
Ông cầu cứu khắp nơi, không cần tôn nghiêm, người có tôn nghiêm đều cần có điều kiện, khi con người đến giây phút đường cùng, tôn nghiêm là gì chứ?
Cuối cùng, một bệnh viện đã tiếp nhận Giang Độ, cách một ngày lấy máu một lần, khi mới bắt đầu hoá trị, cô càng rụng tóc nhiều hơn, từng nắm từng nắm tóc rụng xuống, giữ kim tiêm từ dưới cánh tay đến xương quai xanh.

Cô nhìn vào đống chất lỏng, đỏ thẫm, màu xanh lông công, trộn lẫn với nhau thành màu sắc kỳ lạ rồi truyền vào cơ thể.
Những chuyện không hiểu, tốt nhất không nên nghĩ về nó nữa.
Giang Độ nói bà ngoại giúp con cạo đầu đi, nước mắt cô không còn chảy nữa, bà ngoại khóc, cô nhẹ giọng khuyên bà ngoại, tóc rụng khắp nơi phải dọn cũng rất mệt, bà nhìn cô lao công đó, mỗi ngày từ sáng sớm đã đến rồi, tóc là khó quét nhất đó.
Sau khi cạo sạch tóc, bà ngoại mua cho cô chiếc mũ.

Nhưng không ăn cơm được nữa, dần thối rữa trong miệng.
Ở Bắc Kinh được một tháng, bác sĩ nói, mọi người vẫn nên về quê thì hơn.

Giang Độ rất vui, cô không để ông ngoại đi cầu cứu bệnh viện nữa, cô nói, con muốn về nhà, chúng ta về nhà đi.
Cuối tháng 8, các bạn học chuẩn bị khai giảng, Giang Độ được chuyển trở lại bệnh viện tỉnh, để kiểm soát lẫy nhiễm.
Trương Hiểu Tường biết cô bị bệnh hoàn toàn là chuyện ngoài ý muốn.
Hôm đó, cô và mẹ đến khoa Ung thư thăm chú, bầu không khí thực sự khiến người ta đau lòng, cô là một cô gái trẻ còn đang tuổi sung sức, trong phòng bệnh cũng không bắt chuyện được với ai, khi cô ra ngoài đi vệ sinh, phải chạy đến lối thoát hiểm để thở cho thông thoáng.
Cầu thang bộ bệnh viện không phải lúc nào cũng chật kín người như thang máy, nhưng ở đó thỉnh thoảng sẽ có người ngồi khóc một mình, người lặng lẽ hút thuốc, thì thầm gọi điện thoại.
Trương Hiểu Tường nghe thấp thoáng có tiếng cãi nhau, một người già, với một người phụ nữ rất xinh đẹp và sang trọng.

Thấy Mùa Xuân - Túng Hổ Khứu HoaNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ