Khi chúng ta già

117 8 0
                                    

Điều này bật ra trong đầu tôi lúc nghe "Khi chúng ta già" của Phạm Hồng Phước.

Bố tôi thường vẽ ra những khung cảnh khi ông già. Ông cho rằng đó là quãng thời gian chỉ có ông và mẹ tôi ở một vùng quê nào đó.

Tại sao chúng ta thường nghĩ đến quãng thời gian về già theo lối đó?

Tôi cho rằng bởi đó là quãng thời gian khi con người đã kinh qua quá nhiều thử thách. Những người già. Họ biết nhiều hơn bất kì ai khác. Họ biết những gian nan, những sai lầm và những vực thẳm tiềm ẩn trong mọi hoàn cảnh. Họ đã dành hết quãng đời mình để trải nghiệm chúng và rút ra những bài học đắt giá. Trong trí óc họ chứa những điều sâu sắc mà những kẻ chưa đủ chín chắn khó mà hiểu được. Chính những vốn sống bao la ấy khiến họ thấy mệt mỏi trước cuộc đời. Họ cần được nghỉ ngơi giống những con thuyền già cỗi nhuần vị muối cần nghỉ ngơi sau những giông bão biển cả hay cuốn từ điển cũ cần nghỉ ngơi sau những năm tháng bị lật mở quá nhiều.

Và khi con người ta cảm nhận được những điều đó. Ta đã trở nên già, những mới mẻ và vồn vã chẳng còn dung chứa ta nữa. Và chính bản thân ta cũng không muốn có những điều như thế. Ta thấy những chậm rãi trong mọi chuyển động. Có đôi khi ta cảm thấy rệu rão, cũng có khi ta thấy bình thản. Vì thế khi về già con người ta chọn sống ở những nơi mang lại sự bình yên thanh thản. Đó là khi con người chiêm nghiệm lại những điều cũ kĩ xảy ra và cất nó trong những ngăn tủ vô hình. Những bí mật đẹp đẽ.

Như vậy, "Khi chúng ta già" là một quãng thời gian đãng trân trọng. Bố tôi nói khi đó ông sẽ xây một trang trại. Ông sẽ tỉnh dậy trong tiếng gà gáy và đi nghỉ sau bữa ăn với những món rau và thịt lấy từ chính trang trại của mình. Tôi lại biết một người phụ nữ nói bà sẽ đi khắp thế giới để vượt khỏi những giới hạn thời trẻ của mình.

Tôi còn một quãng thời gian dài nữa để trở nên thông thái, trở thành người già. Tôi sẽ để thời gian trả lời cho câu hỏi của mình.

Còn bạn?


Khu phố của những lạ kìWhere stories live. Discover now