Tản văn: Thích hay là sợ?

26 5 2
                                    

Còn nhớ mấy năm trước, tôi vô tình xem một bộ phim chiếu rạp trên MyTV, tựa là "Kế hoạch đổi chồng". Đại ý phim kể về chuyện hai vợ chồng nhà nọ đã kết hôn vài năm, cũng từng có thời gian mặn nồng trong quá khứ. Nhưng thời gian càng trôi, tình cảm vợ chồng càng phai nhạt. Hai vợ chồng suốt ngày tranh cãi, xích mích. Anh chồng nhận thấy cô vợ đã thay đổi, không còn "hiền dịu" như trước kia, lại thường xuyên can thiệp vào đời sống riêng tư của anh. Đến một ngày không chịu nổi nữa, anh đã nhờ một người đàn ông đào hoa "rù quến" cô vợ (ewwwww), nhằm làm khả năng li dị giữa hai người thêm thuận lợi. Kế hoạch diễn ra cực suôn sẻ, cô vợ dần rơi vào lưới tình. Nhưng cùng lúc ấy, anh chồng và cô vợ đã nhận ra sai lầm của bản thân khiến cho cuộc hôn nhân hai người đi vào bế tắc, cũng như hiểu được mình không thể sống thiếu nhau. Kết phim, hai người nối lại tình xưa.

Xem hết cả bộ phim, thứ làm cho tôi tâm đắc nhất, cũng là thứ làm tôi có hứng viết cái bài này (hehe tự nhiên giờ nhớ ra nên viết dị á mà...) là một câu hỏi của nữ chính khi biết anh chồng nhờ người đàn ông khác quyến rũ mình "Thế anh có nói với anh ấy tôi sợ tiếng nổ lớn không?"... Anh chồng đứng hình. Và... sau một hồi lắp bắp,  anh cũng trả lời là, hiển nhiên, "không". Anh chỉ nói với người đàn ông kia rằng vợ anh thích nấu ăn, thích viết lách, thích vân vân và mây mây. Nhưng cô ấy sợ gì, anh không nói. Hoặc, anh quên.

Một pha xử lí tuyệt vời. Vì sao? Nhìn lại đời sống thật một chút nhé.

Trong cuộc sống này, muốn tìm hiểu về bạn thì thật tình là dễ lắm. Nghe bạn kể chuyện, hỏi mọi người xung quanh, tự tìm hiểu hay thậm chí là xem trên mạng xã hội của bạn và trên báo chí (nếu bạn từng được phỏng vấn!). Bằng những cách ấy, người ta dễ dàng biết mọi thứ về bạn, biết gương mặt bạn, biết tính cách bạn, biết gu ăn mặt bạn ra sao, thậm chí là biết về đời sống riêng tư của bạn. Biết nhiều lắm. Chỉ cần MUỐN, người ta sẽ tự tìm hiểu được. Nhưng mà... rất nhiều người trong số họ biết để THỎA MÃN HAM MUỐN ĐƯỢC BIẾT, chứ không phải quan tâm đến bạn.

Ấy là biết về sở thích và con người nhé!. Nhưng còn biết nỗi về nỗi buồn... thì khác. Ví dụ thế này...

Mỗi lần có chuyện buồn, bạn có thường tâm sự với ai không? Nếu có, người đó là ai thế? Bồ? (hỏi kiểu này chắc nhiều bạn đau lòng lắm) Cha mẹ? Anh chị em? Bạn bè thân thiết? Thế... có bao giờ bạn kể chuyện buồn của mình cho một người bạn ít nói chuyện không?... Uhmmmm tôi nghĩ là khó lắm... Nếu quả thật có thì chắc hẳn người bạn đó là người rất biết lắng nghe nhỉ? Và bạn cùng người bạn - có  -vẻ - không - thân ấy chắc bây giờ cũng đã thân thiệt rồi... Chẹp chẹp tui nghĩ vậy... Mà thôi quay lại câu chuyện nhen.

Trong đời sống, có thể có rất rất nhiều người biết về bạn. Thậm chí một người xa lạ cũng có thể biết, nếu bạn là người nổi tiếng hay thường xuyên đăng bài trên mạng xã hội. Nhưng có mấy ai biết nỗi sợ của bạn là gì, bạn nhỉ? Thật thế mà! Họ phải quan sát bạn, phải chú ý đến bạn thì mới có thể nhớ được bạn có những nổi sợ gì? Vì, theo tôi nghĩ, biết nổi sợ của người khác là một cách để bảo vệ người đó.

Tôi nghĩ rằng, một người có thể nhớ bạn sợ gì và luôn tìm cách bảo vệ bạn khỏi nỗi sợ ấy là người quan tâm đến bạn. Trân trọng người đó, bạn nhé!


Thơ Thơ Thẩn ThẩnWhere stories live. Discover now