39. TRẦN HOẢNG_Ba lần chống giặc Nguyên Mông

1K 52 1
                                    

(Trần Thánh Tông)

Thanh niên Trần Hoảng có lá số tử vi đại phú đại quý, ông bố làm vua, bà mẹ làm hoàng hậu, nhà bốn mặt tiền đặt chình ình giữa đất kinh kì.

Năm 1240, thanh niên Hoảng vừa chào đời còn chưa kịp mở mắt cắt rốn, bố Cảnh mới ngó thấy quả ớt nho nhỏ xinh xinh thì đã mừng rớt nước mắt, không cần suy nghĩ sách phong luôn làm Đông cung Thái tử.

Cung nữ thái giám truyền tai nhau Đông cung Thái tử mặt đẹp dáng ngon, body tám múi. Nguyên văn An Nam chí lược miêu tả: thái tử dáng người hòa nhã, khôi ngô, có nhã lượng. Không chỉ được cái tốt mã, thanh niên Hoảng còn làu thông kinh sử, hiểu sâu Phật pháp. Dù có nhiều ông em trai tài giỏi khác như Quang Khải, Nhật Duật, Ích Tắc, nhưng thanh niên Hoảng vẫn vô cùng chói chang.

Đầu tháng 1 năm 1258, Đại Việt bị Mông Cổ nhòm ngó. Cả nhà Hoảng ăn chưa xong bữa tết đã phải khăn gói quả mướp sơ tán về quê ở vùng sông Thiên Mạc. Trước khi đi còn không quên vét sạch thức ăn để thực hiện sáng kiến vĩ đại "vườn không nhà trống". Quân Mông Cổ đói ăn, chân tay rụng rời, sĩ khí nhanh chóng rệu rã.

Cuối tháng 1 năm 1258, Đại Việt phản công, bố Cảnh ngự giá thân chinh. Thanh niên Hoảng khi ấy tròn 18 tuổi, được bố Cảnh dẫn theo chơi cho biết. Bố con Hoảng nhanh chóng giành lại được nhà ở Thăng Long. Quân Mông Cổ bị hành cho sấp mặt lợn, cuống cuồng rút chạy. Kháng chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ nhất thành công rực rỡ.

Sau chiến tranh, bố Cảnh cảm thấy thanh niên Hoảng đã dậy thì bứt phá, có thể tập tành đảm đương việc nước, đồng thời cũng muốn tránh nguy cơ anh chị em tranh giành rồi quánh nhau sứt đầu mẻ trán. Vậy nên bố Cảnh quyết định nhường phứt cái ngai vàng cho Hoảng ngồi, còn mình thì leo lên ngồi ghế Thái Thượng hoàng, vừa nhàn vừa êm mông mà quyền hành chủ yếu vẫn nắm trọn.

Tháng 8 năm 1258, thanh niên Hoảng phải lòng cô con gái thứ 5 của ông bác ruột Trần Liễu, bèn hốt về lập làm hoàng hậu.

Lên ngôi ít lâu, thanh niên Hoảng sai sứ sang cống nạp tiện thể báo với vua Tống là tao làm vua rồi nhóe. Sau đó tiếp tục giao hảo bình thường với Tống dù dạo ấy Tống bị Mông Cổ hành cho sấp mặt, chỉ chờ ngày mất nước. Mãi tới khi Tống bị Mông Cổ đánh bại phải trốn biệt thì Đại Việt mới nghỉ chơi.

Hồi ấy đám người Tống không chịu theo Mông Cổ rộ lên trào lưu xuất ngoại sang Đại Việt. Thanh niên Hoảng cảm thấy Đại Việt đất rộng người thưa, lại thấy đám người Tống lưu vong mang theo rất nhiều của cải thì vui vẻ chào đón, đồng thời đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh, nhập quốc tịch. Thậm chí còn dành cho hẳn một khu trong kinh thành là phường Nhai Tuân để thương gia người Tống khởi nghiệp.

Quan hệ láng giềng phía nam cũng rất vui vẻ. Trong 20 năm thanh niên Hoảng trị vì, Chiêm Thành 6 lần sai sứ sang cống nạp. Nói chung dưới thời của thanh niên Hoảng, Đại Việt trở thành anh hàng xóm quốc dân, ai gặp cũng yêu cũng quý.

Có mỗi thằng Mông Cổ là bị thanh niên Hoảng cạch mặt vì cái tội hồi xưa qua xâm lược khiến bố đây đường đường là Đông cung Thái tử mà phải chạy sấp mặt lợn về quê. Mặt khác thanh niên Hoảng cũng thừa biết Mông Cổ vẫn thòm thèm Đại Việt nên vừa giả bộ tươi cười, vừa dốc sức huấn luyện binh sĩ tích cóp tiền bạc để sẵn sàng nghênh chiến.

Năm 1262, Mông Cổ cử Đạt lỗ hoa xích sang giám sát Đại Việt, vừa can thiệp chính trị, vừa do thám tình hình chuẩn bị xâm lược. Ngoài ra Mông Cổ còn đòi cống nạp ba năm một lần. Mỗi lần đều phải cống nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói, thợ thuyền, mỗi loại ba người. Cộng thêm các sản vật như đồi mồi, ngà voi, sừng tê,... Thanh niên Hoảng ghét cái mặt nên không cống người còn sản vật thì chỉ cống cho có lệ, tuân thủ tuyệt đối theo nguyên tắc đồ tốt bố đây để dùng còn đồ đểu bố xuất khẩu. Hàng biếu rởm tới nỗi năm 1275, Hốt Tất Liệt bực quá phải viết tâm thư, bảo đồ mày biếu bố éo dùng được cái gì.

Có lần Hốt Tất Liệt đòi Đại Việt chi viện quân cho tỉnh Vân Nam. Thanh niên Hoảng nói dóc là phía nam bị Chiêm Thành quấy phá, nhà bố đây mà bố còn lo không xong, chi viện cái quần gì mà chi viện. Khổ thân mỗi thanh niên Chiêm Thành, dạo ấy ngoan như cún kiểng mà lại bị mang tiếng.

Năm 1271, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên. Hôm khai trương có mời thanh niên Hoảng sang chầu, uống miếng nước ăn miếng bánh chung vui. Thanh niên Hoảng bảo bố đang ốm yếu không đi được, chỉ đặt tặng cái vòng hoa phúng điếu.

Năm 1277, bố Cảnh về chầu ông bà. Thanh niên Hoảng muốn biết cảm giác làm bố vua có thích hay không nên nhường ngôi cho Thái tử Trần Khâm để lên làm Thái Thượng hoàng.

Hốt Tất Liệt thấy Đại Việt thái độ lồi lõm thì bực mình lắm rồi. Tới năm 1285 khi tình hình trong nước đã tạm ổn định thì quyết định đem quân qua lần hai. Lần này bố con Hoảng lại khăn gói chạy biến về quê ở phủ Thiên Trường, thực hiện "vườn không nhà trống". Quân Nguyên có lớn mà không có khôn, lại rơi vào tình trạng thiếu lương thực, ăn hành tập hai.

Hốt Tất Liệt lúc này điên tiết lắm rồi, chỉ ba năm sau, tức năm 1288 đã lại nóng lòng cử đại quân sang Đại Việt ăn hành tập ba. Lần này Hốt Tất Liệt khôn hơn tí, cử nguyên đoàn thuyền lương lò dò bơi sang. Bố con Hoảng cũng không vừa, cử Trần Khánh Dư đi tập kích thuyền lương. Kết cục cuối cũng vẫn y xì hai lần trước.

Lúc quân Nguyên tháo chạy có vô tình hoặc cố ý đánh rơi nguyên cái danh sách vương hầu quan lại nhà Trần tư thông hoặc có ý tư thông với giặc. Quần thần muốn trị tội nhưng thanh niên Hoảng không đồng ý mà cho đốt hết đi. Chỉ những thằng nào tư thông thành công mới nghiêm trị.

Thanh niên Hoảng về sau rút ra một kết luận xương máu đó là chỉ có làm vua mới sướng, chứ làm Thái tử hay làm Thái Thượng hoàng thì đều phải chạy sấp mặt lợn. Làm Thái thượng hoàng thậm có còn sấp mặt lợn tới hai lần.

Cuối đời, thanh niên Hoảng đi tu tại chùa Tư Phúc. Cả ngày chỉ viết sách gửi nhà xuất bản và đàm đạo với các chuyên gia Thiền học.

Thanh niên Hoảng trải qua trọn vẹn 50 cái mùa khoai. Năm 1290 thì qua đời tại cung Nhân Thọ, an táng ở Dụ Lăng.

Tranh: Y Xuy Ngũ Nguyệt

P/s: Theo dõi bài viết mới nhất tại fanpage SĂN MỘ

Việt Nam - Một lịch sửWhere stories live. Discover now