40. TRẦN QUANG KHẢI_Đại thần ba triều

1.1K 55 2
                                    

Bố Trần Cảnh với mẹ Thuận Thiên khởi nghiệp thành công ra bé Trần Hoảng thì phấn khởi lắm. Thừa thắng xông lên, chỉ một năm sau, tức năm 1241, bố Cảnh và mẹ Thiên đã hấp tấp cho ra lò thêm bé Quang Khải.

Hồi bé Khải còn quấn tã bị bà vú cho tắm hơi lâu nên sốt cao co giật, mắt mũi trợn ngược. Bố Cảnh bèn lấy cái áo cũ ông nội Thừa hay mặc hồi còn sống và thanh ngự kiếm ra đặt trên giường, bảo:

- Nếu sống được thì tau cho cầm chơi.

Bố Cảnh nghĩ bé Khải chuyến này toi chắc rồi nên mới nói thế để an ủi vong linh thôi, ai ngờ bé Khải chưa tới số. Bố Cảnh thấy bé Khải khỏe lại thì ngẩn tò te bảo:

- Kiếm ngự không tặng bừa bãi được.

Cuối cùng bé Khải chỉ được cái áo cũ của ông nội Thừa.

Bé Khải tí tuổi đầu đã được bố Cảnh phong làm Chiêu Minh vương và gửi gắm cho Bảng nhãn Lê Văn Hưu dạy dỗ. Không phụ lòng thầy Hưu và bố Cảnh, bé Khải học một biết mười, giỏi thi từ ca phú, còn biết cả tiếng của một vài dân tộc thiểu số.

Năm 1258, cậu ba Khải tròn 17 tuổi, dậy thì thành công rực rỡ, được bố Cảnh đem gả cho công chúa Phụng Dương là con gái của ông chú ruột Trần Nhật Hiệu. Sau này công chúa Phụng Dương sinh liên tục 7 đứa, chiếm trọn sóng, không chừa lại đứa nào cho mấy cô vợ lẽ của cậu ba Khải. 😎😎😎 Sau khi cậu ba Khải lấy vợ, bố Cảnh cũng cho thêm ít tiền để đi xây nhà riêng ở phủ Thiên Trường, tức thái ấp Độc Lập.

Cùng năm đó, bố Cảnh nhường ngôi cho cậu hai Hoảng, sử gọi là Trần Thánh Tông. Cậu ba Khải cũng được Thánh Tông phong lên thành Chiêu Minh Đại vương. Hai anh em lên chức, cả nhà cùng vui.

Thầy bói nói cậu ba Khải đường công danh vô cùng xán lạn. Trong khi cậu hai Hoảng từ hồi làm vua cố gắng phấn đấu đến bục mặt cũng không thăng nổi chức thì cậu ba Khải lại thăng chức vèo vèo.

Năm 1261, cậu ba Khải được phong làm Thái úy, chính thức tập tành buôn chuyện quốc gia đại sự khi mới vừa tròn 20 tuổi. Năm 1265, Thánh Tông lại phong cậu ba Khải làm thượng tướng, trấn thủ Nghệ An. Năm 1271, cậu ba Khải tiếp tục được phong lên hẳn Tướng quốc thái úy, trở thành đại thần đầu triều.

Năm 1277, Thánh Tông ngự giá thân chinh đi dằn mặt mấy bộ tộc thiểu số thái độ lồi lõm ở tận Quảng Bình, có gọi cậu ba Khải đi chung cho vui. Không may lại đúng dịp sứ thần phương bắc sang du lịch. Vua và Tướng quốc kéo nhau đi hết sạch, không có ai ở nhà tiếp sứ.

Bố Cảnh bèn gọi cháu ruột là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tới, bảo phong làm Tư đồ rồi cho ra tiếp khách. Quốc Tuấn tài giỏi mưu lược cái gì cũng biết, bao gồm cả biết điều. Tuấn bảo cháu vẫn tiếp khách, nhưng phong làm Tư đồ thì để Thánh Tông và cậu Ba Khải về rồi hãy tính. Sau đó, không có sau đó nữa, bố Cảnh cũng không nhắc lại chuyện phong tước vì cậu ba Khải và Quốc Tuấn vốn đếch ưng cái mặt nhau. 😂😂😂

Năm 1278, Thánh Tông truyền ngôi cho Trần Khâm, sử gọi Trần Nhân Tông.
Năm 1281, nhà Nguyên cử Sài Thung sang Đại Việt ăn dầm uống dề ít hôm. Thung cậy có bảo kê máu mặt nên thái độ lồi lõm. Nhân Tông cử chú Khải qua tiếp khách Thung đóng cửa không thèm gặp. Thung cứng lắm, chẳng thích gì chỉ thích sư. Mãi tới khi Quốc Tuấn cạo đầu, mặc áo cà sa đóng giả nhà sư phương bắc Thung mới thèm ló cái mặt ra tiếp.
Năm 1282, cậu ba Khải lại tiếp tục được phong lên Thượng tướng thái sư, cả quân sự lẫn hành chính đều nắm trọn.

Thanh niên Quốc Tuấn vì có hiềm khích với cậu ba Khải, là đại thần đầu triều kiêm em trai rồi lại tới chú của hoàng đế, nên dù lập nhiều công tích nhiều lao thì đường công danh vẫn cứ long đông lận đận. Tuy vậy tới năm 1283, trước tình hình nhà Nguyên ngày càng gây áp lực, chiến tranh đã bò đến sát mông, thì Nhân Tông buộc phải phong thanh niên Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội toàn quốc. Như vậy xét riêng về mặt quân sự thì thanh niên Quốc Tuấn còn chỉ đạo được cả cậu ba Khải. Mối bất hòa giữa hai thanh niên máu mặt nhất triều đình càng trở nên sâu sắc.

Một hôm Quốc Tuấn xuống nhà cậu ba Khải chơi để gia tăng tình hữu nghị. Từ ngày tắm lâu bị sốt cao co giật, cậu Ba Khải trở nên vô cùng lười tắm. Thanh niên Quốc Tuấn lại quen tắm dầu thơm, xức nước hoa nồng nặc nên ngồi gần cậu ba Khải bốc mùi như vậy thì thấy nhức mũi lắm. Thanh niên Quốc Tuấn bèn bảo:
- Mình mẩy cáu bẩn, để tui tắm cho nhóe. Rồi chưa kịp để cậu ba Khải hoàn hồn, thanh niên Quốc Tuấn đã xông vào lột quần áo rồi nhúng cậu ba vào thùng nước thơm, vừa kì cọ vừa hớn hở nói:

- Ây da, hôm nay được tắm cho Thượng tướng.

Cậu ba Khải cũng mùi mẫn đáp lại:

- Ây da, hôm nay được Quốc công tắm cho sướng hầy, nhưng đừng tắm lâu quá nhóe.

Từ đó trở đi, tình cảm giữa hai người bắt đầu trở nên nồng đượm.

Năm 1285, giặc Nguyên Mông rảnh rỗi không có việc gì làm lại kéo sang xâm lược. Quan quân nhà Trần trên dưới đồng lòng, cho quân Nguyên ăn hành tập hai.

Khi cả nhà Nhân Tông khăn gói dọn về Thăng Long, cậu ba Khải ngẫu hứng sáng tác bài thơ Phò giá về kinh, hiện vẫn đang được in chình ình trong cuốn sách ngữ văn lớp 7. Khi quân Nguyên sang ăn hành tập ba, cậu ba Khải cùng thanh niên Quốc Tuấn lại ghi được công đầu.

Năm 1294, tức năm thứ hai vua Trần Anh Tông lên ngôi, cậu ba Khải qua đời, thọ 54 tuổi. Trần Quang Khải phụng sự ba đời vua, cả đời lao lực vì dân vì nước, được Thánh Tông khen ngợi là bề tôi trung hiếu hiếm có.

P/s: Theo dõi bài viết mới nhất tại fanpage SĂN MỘ

Việt Nam - Một lịch sửWhere stories live. Discover now