Chương 8: Niên thiếu thành danh (Nổi danh từ sớm)

228 6 0
                                    

Mặt trời mọc rồi lại lặn, đông hạ giao mùa, thời gian như nước chảy, bất tri bất giác lặng lẽ trôi qua.

Kì khảo thí khai xuân năm nay, đám học trò Mông quán cũng lấy tư cách là sinh đồ tham gia Đồng thí[1], Lăng Tuần đạt thành tích tối ưu, thứ nhì là Nhạc Kiêu, tiếp theo là Chu Hoài Lễ.

Sau Đồng thí, viện trưởng của thư viện Điểm Mặc, tức Thái phó đương triều, cùng Công Tôn Mặc đề cử ba đứa tham gia thi Viện, ba đứa đứng cuối bảng, trở thành sinh đồ nhỏ tuổi nhất Đại Minh triều, dân gian vẫn gọi là tú tài.

Một năm này, Lăng Tuần làm một thiên "Vạn Dân Phú" (bài phú nói về vạn dân), châm biếm các thói xấu, dùng giọng điệu dân gian cùng văn phong sâu cay để chỉ thẳng những hiện tượng hủ bại nghiêm trọng còn tồn tại trong triều đại đương thời. Áng văn này vừa ra, thiên hạ liền xôn xao. Người khen ngợi ủng hộ cũng có, tỷ như các bậc văn nhân nổi danh như viện trưởng đại nhân và phu tử Công Tôn Mặc, còn có cả các lão bách tính từ lâu thường bị tham quan tàn hại. Người lo lắng sợ hãi cũng có, tỷ như nhóm Lăng Thượng thư, Lăng Tuần danh tiếng lan xa, áng văn này vừa ra đã đắc tội một nửa quan viên Đại Minh (đều là những tham quan ô lại), tương lai ắt rước họa vào người. Người châm chọc chửi rủa cũng có, tỷ như những quan viên cướp đoạt mồ hôi nước mắt của nhân dân, ngồi không mà hưởng, mỗi ngày đều nhìn thiên "Vạn Dân Phú" này mà nghiến răng nghiến lợi, hận không thể xé xác tên tác giả ra. Thậm chí còn trực tiếp quy cho Lăng Tuần tội danh đại bất kính, vũ nhục bá quan, coi rẻ quốc thể, thượng sớ mong Hoàng thượng khép Lăng Tuần vào tử tội. Trong nháy mắt, văn nhân thiên hạ đều vì "Vạn Dân Phú" của Lăng Tuần mà tranh luận không ngớt, đến lúc ngay cả thiên hạ bách tính cũng trông mong chờ đợi tiến triển của sự việc, Đại Minh Thiên tử rốt cuộc cũng lên tiếng, vị Hoàng đế này chỉ nói bốn chữ – Quốc Chi Đống Lương (rường cột nước nhà) – liền chặn được miệng lưỡi nhàn rỗi của thiên hạ. Công Tôn Mặc còn đích thân đến tận cửa, nhận Lăng Tuần làm đồ nhi chân truyền của mình, hại Lăng Bá Thao mấy đêm mất ngủ... vì sợ! Những người được Công Tôn Mặc tự mình dạy dỗ, người nào cũng quái gở! Công Tôn Mặc dạy học ba mươi mấy năm, đồ nhi được thu nhận có thể đếm trên đầu ngón tay, tổng cộng chỉ có năm người, Lăng Tuần chính là người thứ năm. Chuyện tốt như vậy, học trò trong thiên hạ đều vừa hâm mộ vừa ghen tỵ, đều khen Lăng Tuần tốt số! Sau chuyện này, có nhiều quan viên nhớ tới lần tùy giá lên núi năm đó, Hoàng thượng đã từng nói Lăng Tuần chính là nhân tài trạng nguyên, trong nhất thời, thiên hạ lần thứ hai xôn xao. Dân chúng đều nói, tiểu nhi tử nhà Thượng thư đại nhân chính là Văn Khúc Tinh hạ phàm, là nhân tài trạng nguyên được đương kim thiên tử bổ nhiệm!

Cũng trong một năm này, Nhạc Kiêu lần đầu tiên theo phụ thân và các huynh trưởng tới quân doanh. Lúc đó, Nhạc Tung Hoành không đem thân phận của Nhạc Kiêu nói cho quân doanh tướng sĩ, hơn nữa vừa đến quân doanh đã vội bỏ hắn lại, mang theo hai nhi tử kia rời đi.

Trong quân doanh đều là nam nhi nhiệt huyết, dũng cảm chính trực, không câu nệ thân phận, ai cần biết ngươi là Thiên vương lão tử (con vua) hay là côn đồ lưu manh, chỉ cần nắm đấm của ngươi đủ cứng, người khác sẽ phục ngươi! Vậy nên tiểu tử gan dạ Nhạc Kiêu này vừa giữ một tên lính tốt lại hỏi xem ai là người đánh nhau giỏi nhất quân doanh, liền lập tức chạy đến trước mặt người ta buông lời xin thách đấu! So với đám bạn cùng lứa, Nhạc Kiêu có thể xem là cao to cường tráng, nhưng đọ với thống lĩnh tiên phong của quân doanh thì đơn giản là chưa đủ trình độ, một chân của người ta đã to bằng thắt lưng hắn, xoay cánh tay một cái đã có thể vứt hắn ra xa năm thước! Bất quá, kết quả đúng là ngoài dự đoán, phải nói là cực kì ngoài dự đoán, trận tỷ thí chênh lệch xa như vậy, cư nhiên lại là Nhạc Kiêu thắng! Vốn là cuộc tỷ thí này, Nhạc Kiêu vừa vào sân đã bị hai chiêu quật ngã xuống đất, vị thống lĩnh quá mức khinh địch vốn tưởng rằng Nhạc Kiêu không còn sức phản kích nữa nên liền cười lớn, định xuống lôi đài, ai ngờ Nhạc Kiêu cư nhiên một phen nhào tới ôm lấy bắp chân người ta, hung hăng lôi mạnh về phía sau, khi người ta sắp ngã sấp xuống thì Nhạc Kiêu liền nhanh chóng đứng lên, một cước ra sức đá thẳng vào mông người ta, khiến lão cứ như vậy ngã đập mặt xuống, hơn nữa còn gãy mất một chiếc răng cửa. Vị thống lĩnh này lần đầu tiên quyết chiến tay không mà thất bại thảm hại, hơn nữa còn thua trong tay một hài tử. Chuyện này trái lại khiến cho Nhạc Kiêu ở trong quân doanh khai hỏa danh hào (trở nên nổi tiếng), khiến hắn nổi tiếng khắp tam quân, là hắn ở trong quân ngũ đánh thắng liên tiếp ba vị lão tướng nổi danh của tam quân, ba vị nguyên soái đều giơ ngón cái khen Nhạc Kiêu: Hữu dũng hữu mưu (vừa dũng cảm vừa mưu trí), đúng là tướng tài không thua gì phụ thân hắn! Lúc này lại có người nhớ tới lần lên núi năm đó, Hoàng thượng cũng khen Nhạc Kiêu là rường cột tương lai của Đại Minh! Thế nhân lại bắt đầu ca tụng, tiểu nhi tử nhà Nhạc Tướng quân chính là Vũ Khúc Tinh chuyển thế!

Lang Kỵ Trúc Mã Lai - Bích Thủy Mai LạcWhere stories live. Discover now