Cách xưng hô ở Trung Quốc P2

434 4 0
                                    

Credit: https://tiemmi13.wordpress.com/2017/11/05/cach-xung-ho-o-trung-quoc/2/

===================================

F. Trong môn phái:

a) Môn phái bình thường:
Về cơ bản là giống như trong gia đình nhưng thêm chữ "sư" đằng trước, có một số điểm khác:
– Đệ tử của yêu quái tu luyện lâu năm gọi thầy là: lão lão.
– Lão lão gọi đệ tử là: tiểu lão.
– Chồng của sư phụ: sư trượng/ sư công.
( Như trường hợp của vợ chồng Quy Tân Thụ đều nhận đệ tử, 2 người đệ tử đều gọi 2 vợ chồng ông là sư phụ).
– Vợ của sư phụ: sư nương/ sư mẫu.
– Sư phụ của sư phụ: thái sư phụ/ sư tổ.
– Người sáng lập môn phái: tổ sư (nam)/ tổ sư bà bà (nữ).
– Các đời tiếp theo gọi sư tổ đời thứ...
– Đệ tử: đồ nhi/ đồ tôn (đời tiếp theo).
– Đứng đầu một môn phái ở hiện tại: chưởng môn.

b) Phật giáo:
• Xưng:
– Người trẻ tuổi: tiểu tăng (nam), tiểu ni (nữ).
– Người cao tuổi: lão nạp (nam), lão ni (nữ).
– Xưng chung với ý khiêm tốn: bần tăng/bần ni.
• Gọi:
– Chung chung: thí chủ/tiểu thí chủ/lão thí chủ.
– Đứng đầu một đường gọi là: Thủ Tọa.
– Đứng đầu một chùa gọi là: Trụ trì hoặc Phương Trượng.

c) Đạo giáo:
– Người trẻ tuổi: đạo nhân (nam), đạo cô (nữ).
– Người cao tuổi: lão đạo (nam), lão đạo bà (nữ), chân nhân (võ học đặc biệt cao siêu).

___________________________________

G. Trong giang hồ:

a) Mới gặp lần đầu:
• Đối với nữ trẻ tuổi:
– Được gọi: Cô nương hoặc Tiểu thư (đối với con nhà giàu có danh tiếng).
– Xưng lại: Tiểu nữ (khiêm tốn), Bản cô nương/ Ta (không khiêm tốn).
• Đối với nam trẻ tuổi:
– Được Gọi: Các hạ, huynh đệ/ Huynh đài (tiểu huynh đệ nếu nhỏ hơn nhiều tuổi) hoặc công tử (đối với con nhà giàu có danh tiếng) hoặc Thiếu hiệp (tỏ ý tôn trọng võ học của người đó), Tiên sinh (với người nho nhã).
– Xưng lại: Tại hạ, hậu bối/ Vãn bối/ Tiểu bối( khi gặp người lớn hơn), Ta (ko khiêm tốn).
• Nam/ Nữ cao tuổi:
– Được Gọi: Lão tiền bối, đại hiêp/ Lão hiệp (tỏ ý tôn trọng võ học của người đó).
– Xưng: Ta, lão, (tên) + mỗ.
• Người gặp mặt:
– Công tử (đối với con nhà giàu có danh tiếng).
– Thiếu hiệp (tỏ ý tôn trọng võ học của người đó).
– Tiên sinh (với người nho nhã).
– Hiền huynh/ Hiền đệ (gọi thân mật).
– Lão tiền bối, đại hiêp/ Lão hiệp (tỏ ý tôn trọng võ học của người đó).

**Chú ý:  Tại hạ – Các hạ là cách xưng hô trung tính tương đương như Tôi – Anh trong ngôn ngữ hiện đại, Vãn bối – Tiền bối nghĩa là người đi sau và đi trước, thể hiện ý tôn trọng khiêm nhường nói chung dù không cùng môn phái, cùng môn phái có thể dựa trên thứ bậc để phân ra trưởng bối, nhị bối, tiểu bối...
– Khi thân thiết có thể chuyển sang xưng hô thân mật như trong gia đình.
– Khi đã biết cao danh quý tính và chức vị, môn phái thì dựa theo đó để gọi.
– Khi căm thù/tức giận: ta - ngươi.
– Khi chửi mắng: tiểu tặc, lão tặc, tặc tử (nam), a đầu (nữ)...

[ Tổng Hợp Thuật Ngữ Trong Đam Mỹ & Những Thành Ngữ ]Where stories live. Discover now