NHỮNG THÀNH NGỮ CÓ XUẤT XỨ TỪ THƠ CỔ ĐIỂN VÀ ĐIỂN CỐ (Kì 01)

446 6 1
                                    

Credit: https://nguyenduyxuan.net/kho-tri-thuc/nhung-thanh-ngu-co-xuat-xu-tu-tho-co-dien-va-dien-co-ki-22-3140.html

===================================

01/ 肠寸断 [CAN TRƯỜNG THỐN ĐOẠN] (Ruột đứt ra từng đoạn): Thành ngữ tiếng Hán. Đó là cách nói tỉ dụ chỉ sự thương tâm đến cực điểm.
=> Cận nghĩa với thành ngữ này là:

心如刀割 [TÂM NHƯ ĐAO CẮT] (Lòng đau như cắt).

痛不欲生 [THỐNG BẤT DỤC SINH] (Đau khổ không thiết sống nữa).

=> Trái nghĩa với nó là các thành ngữ:

心花怒放 [TÂM HOA NỘ PHÓNG] tương đương với các thành ngữ tiếng Việt: mở cờ trong bụng /nở gan nở ruột.

喜气洋洋 [HỈ KHÍ DƯƠNG DƯƠNG] tương tự như niềm vui dạt dào/ tưng bừng vui nhộn.

===================================

02/ 开天立地 [KHAI THIÊN LẬP ĐỊA] (Khai thiên lập địa): Đây là thành ngữ tiếng Hán, tiếng Việt mượn nguyên dạng. Thành ngữ bắt nguồn từ thần thoại Bàn Cổ khai thiên lập địa của Trung Quốc.

Tiếng Việt mượn thành ngữ này theo lối nguyên dạng.
Từ điển Hoàng Phê không chú mà chỉ giải thích: Khai thiên lập địa: Lúc bắt đầu có trời đất, theo truyền thuyết, thường dùng để chỉ thời kì xa xưa nhất. Từ khai thiên lập địa đến nay (từ xưa đến nay).

===================================

03/ 黄粱一梦 [HOÀNG LƯƠNG NHẤT MỘNG] (Giấc mộng hoàng lương/ Giấc mộng kê vàng): Hai chữ 黄粱 "Hoàng lương" là chỉ hạt kê. Ý của câu thành ngữ này dùng để ví với sự mơ tưởng viển vông và những ước mong không thể thực hiện được.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ 枕中记"Chẩm trung ký" của Thẩm Ký Tế triều nhà Đường.

=> Cận nghĩa với thành ngữ này là:

南柯一梦 [NAM KHA NHẤT MỘNG] (Giấc mộng Nam Kha).

白日做梦 [BẠCH NHẬT TÁC MỘNG] (Mơ giữa ban ngày).

=> Trái nghĩa với thành ngữ này là:

如梦初醒。[NHƯ MỘNG SƠ TỈNH] (Như giấc mơ vừa tỉnh/ bừng tỉnh).

Người Việt mượn thành ngữ này theo lối dịch. Người Việt thường nói "mộng hoàng lương ; mộng Nam Kha", hay mơ giữa ban ngày là nói về giấc mộng viển vông.

=============================

04/ 天涯海角 [CHÂN TRỜI GÓC BỂ] (Chân trời góc bể): Dùng để chỉ 1 nơi cực kỳ xa xôi.

=============================

05/ 后来居上 [HẬU LAI CƯ THƯỢNG] (Sinh sau đẻ muộn mà vượt lên hàng/ Đến sau mà vượt lên trước):

Ngày nay, câu này được sử dụng để chỉ ra rằng người kế nhiệm có thể nổi trội hơn những người tiền nhiệm của họ, đó là hoàn toàn khác với ý nghĩa ban đầu của Cấp Ảm về đề bạt nhân tài trọng yếu cần xét đến tư cách lý lịch rõ ràng, chính trực.

==============================

06/ 自相矛盾 [TỰ TƯƠNG MÂU THUẪN] (Mâu thuẫn/ Tự mâu thuẫn):

_Ý nghĩa chung của thành ngữ là 'tự mâu thuẫn với chính bản thân mình'. Ngày nay, thành ngữ này được dùng để diễn tả những lời nói và hành động trái ngược với nhau ngay từ lúc đầu, và do đó, sẽ đưa đến một kết quả bất khả thi.

_Trong tiếng Anh cũng có những cụm từ tương đương biểu thị sự trái ngược, như "A wealthy pauper" (Một người ăn xin giàu có) hay "An honest thief" (Một tên trộm thật thà). Còn trong tiếng Việt, chúng ta thường dùng ngắn gọn là "mâu thuẫn".

===============================

07/ 背水一戰 [BỐI THUỶ NHẤT CHIẾN] (Lưng tựa sông đánh trận):

Nó được dùng để mô tả tình huống mà người ta phải chiến đấu để chiến thắng hay bỏ mạng, hoặc trong khi một người phải nỗ lực hết mình để giành sự sống.

================================

08/ 同床异梦 [ĐỒNG SÀNG DỊ MỘNG]:

异 [Dị]: khác nhau. Cách nói tỉ dụ: ở gần / cùng nhau nhưng cách suy nghĩ , tính toán, chí hướng thì hoàn toàn khác nhau.

Thành ngữ này có xuất xứ từ "Chu Nguyên Hối bí thư thư" của Trần Lương đời Tống. "Đồng sàng nhưng khác mộng, Chu Công không thể học được. Hà tất nhất nhất phải nói đến Khổng Minh?"
_Ví dụ: Mọi người cùng nhau làm việc, phải đồng tâm hiệp lực, không thể đồng sàng dị mộng mãi được.

================================

09/ 颜鹤发 [ĐỒNG NHAN HẠC PHÁT]:

童[Đồng]: nhi đồng, trẻ con. . Đầu bạc trắng như là lông hạc, mặt hồng hào như là trẻ thơ. Người già còn đầy sinh khí, quắc thước.

Thành ngữ này có xuất xứ từ "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung thời Minh, hồi thứ 15. "Hồng nhan hạc phát, thoáng quá có dáng xuất thế."
_Ví dụ: Một ông lão hơn 70 tuổi, đồng nhan hạc phát, qua đường đi như bay, khó mà đuổi kịp.

================================

10/ 指鹿为马 [CHỈ HƯƠU NÓI NGỰA]:

_Các thành ngữ: "混淆是非" "Làm xáo trộn phải trái" hay "指鹿为马" "Chỉ hươu nói ngựa" đều có ý không phân biệt trắng đen.

Trong cuộc sống, nhiều người vì ham lợi lộc mà bất chấp phải trái, sẵn sàng đổi trắng thay đen miễn là mọi việc chiều theo ý mình. "Chỉ hươu nói ngựa" chính là một thành ngữ dùng để nói về những chuyện như thế. Ví dụ: Cậu không hiểu cái tính khí thất thường của ông Hữu sao? Ông này sẵn sàng chỉ hươu nói ngựa, cốt làm đẹp lòng ông chủ để mong kiếm chác đấy mà!

Hươu là hươu, ngựa là ngựa. Hươu là thú thuộc nhóm nhai lại, có gạc ở trên đầu, thân hình lớn hơn hoẵng và nhỏ hơn nai. Còn ngựa là thú có guốc, cổ có bờm, chân chỉ có một ngón, chạy rất nhanh (nhanh như ngựa). Vậy mà lại có người nhầm lẫn đó.

.
..

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Mar 01, 2019 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

[ Tổng Hợp Thuật Ngữ Trong Đam Mỹ & Những Thành Ngữ ]Where stories live. Discover now