Tiền truyện

40.6K 601 399
                                    


Tự

Huyện Bình Dương có một ngọn núi, dáng núi như chiếc 'chung', dân bản xứ liền gọi nó là núi Chung.

(*) chung là một loại đồ đựng dùng để đo ở thời cổ đại Trung Hoa, hình dáng từa tựa như chiếc lọ thắt cổ của Việt Nam ta.

Chân núi Chung có một thôn trang nhỏ, người họ La chiếm đa số cho nên gọi là La gia thôn.

Núi Chung tên thì to nhưng chẳng kề sát với ngọn núi hay con sông lớn nào, cao không quá tám trăm thước (~240m), đi vòng quanh núi cũng chỉ mất nửa ngày đường. Cũng may là trên núi cây cối không ít, động vật sống trong núi cũng không ít, trong núi còn có khe suối, ruộng đất chân núi cũng coi như màu mỡ. Người La gia thôn sống dựa vào núi, cuộc sống cũng coi như tạm qua.

Trong La gia thôn có một hộ gia đình, sinh trưởng tại địa phương, người vợ là người chạy nạn từ bên ngoài tới, chủ nhà La Đại Phúc chưa từng ra khỏi làng, thấy Công Tôn thị rồi thì 'kinh vi thiên nhân', đón cả nhà người ta đến nhà mình sống, hiếu kính phụ mẫu Công Tôn thị hơn cả phụ mẫu mình.

Thường xuyên qua lại như thế, Công Tôn thị gả cho La Đại Phúc, hai nhà hợp thành một.

Sau khi Công Tôn thị gả cho La đại phúc thì sinh liền một mạch ba đứa, hai nam một nữ làm phụ mẫu La gia chỉ có độc một đứa con là Đại Phúc mừng rỡ cười toe toét.

Con trưởng của La đại phúc tên Truyền Sơn, đứa con thứ tên Truyền Hải, đứa gái tên Truyền Vịnh [yǒng]. Dựa theo ý của Công Tôn thị thì có ba đứa con này rồi, trong nhà có thể sơn trân hải vị vĩnh [yǒng] không ngừng.

Đặt tên thế cho ba đứa con, thực ra không phải do Công Tôn thị thèm ăn như thế nào, chỉ là cuộc sống của mỗi nhà trong La gia thôn chỉ có thể coi như là tạm qua thôi. La Đại Phúc cưới Công Tôn thị rồi, trong nhà liền có thêm ba miệng ăn phải nuôi, sinh con ra rồi, nhà lại có thêm ba miệng ăn nữa. Dù La Đại Phúc một nhà đều xuống ruộng lên núi bận rộn suốt nhưng trong nhà cũng khó tránh khỏi việc thiếu lương thực.

Cũng may bốn vị trưởng bối đều khỏe mạnh, đều có thể ra đồng làm việc, La Đại Phúc liền khai khẩn một miếng đất trong núi. Chờ ba đứa con ra đời hết, cuộc sống của La gia cũng dần dần an ổn. Cuộc sống không thể nói là dư dả, nhưng cơm cũng đủ no.

Hôm nay, La Công Tôn thị mang con theo người trong thôn cùng vào thị trấn. Một là vì lấy lông và da của động vật trong núi đổi chút muối và lá trà linh tinh, một là muốn tính mệnh cho bọn trẻ.

Chuyện là do nửa năm trước, La Công Tôn thị chợt nghe một cô gái là dâu cả của một nhà trong thôn kể với nàng, kể rằng trong thị trấn có một ông thầy tướng số mù rất linh, ngay cả vấn đề sinh nam hay sinh nữ cũng tính ra được, còn có thể giúp người ta tránh khổ sở đuổi tai ương. Trong thôn có rất nhiều người đã đi tính rồi, người nào trở về cũng nói rất chuẩn. Thế là Công Tôn thị cũng động lòng theo, cứ nghĩ muốn để người mù xem mệnh cho ba đứa con của nàng coi sao.

Và thế là, hôm nay, cuối cùng cũng đợi được cơ hội, La Công Tôn thị liền bàn bạc với chồng, mang thổ sản vùng núi và hai đứa con trai theo xe ngựa của người trong thôn vào thành.

Khiêu Lương Tiểu Sửu Hỗn Thế Ký (Edit Hoàn)Where stories live. Discover now