#56: Đại đội đấu trường Đông Ngô

475 84 3
                                    

Nói đến Lục Tốn, không thể không nói đến Lã Mông.

Danh tướng Quan Vũ thời Tam Quốc bị ba người nước Ngô Tôn Quyền, Lục Tốn, Lã Mông liên thủ đánh bại.

Kế sách của Lã Mông trong "Trận chiến Giang Lăng" được xem là "trận tập kích bất ngờ nhất" trong lịch sử Tam Quốc.

Quan Vũ lúc ấy đóng tại Kinh Châu danh khí rất lớn, một lần phối hợp với quân Thục tấn công nước Ngụy của Tào Tháo thắng liền mấy trận chiến, thế không thể cản. Tào Tháo bị đánh đến bất đắc dĩ hợp tác với quân Ngô, hợp tác tấn công Quan Vũ thu hồi Kinh Châu —— thời Tam Quốc hôm nay liên thủ ngày mai trở mặt là điều thực bình thường. Vì không một ai muốn phát triển theo hướng hai nhà liên thủ nuốt một nhà khác.

Đương nhiên nước Ngô muốn thu phục Kinh Châu, nhưng Lã Mông biết chính diện đánh không lại Quan Vũ, bèn hiến kế nói với Tôn Quyền "Chúng ta không cần đánh chính diện, chủ động yếu thế làm Quan Vũ thả lỏng cảnh giác. Trước đó ta giả bệnh, ngài đi tìm một tên 'tiểu tốt' vô danh thay ta tiếp nhận ba quân" —— Lã Mông đề cử tên 'tiểu tốt' chính là Lục Tốn.

Tôn Quyền tiếp thu kiến nghị của Lã Mông. Vì thế Lã Mông giả bệnh để Lục Tốn thay thế mình làm tổng chỉ huy. Quan Vũ chưa từng nghe tên tuổi Lục Tốn, cho rằng Lã Mông bị bệnh khiến quân Ngô không dám đánh Kinh Châu, hắn tự nhiên sẽ không phòng bị Đông Ngô, điều động bộ phận binh mã đi tấn công Tào Tháo. Lã Mông bắt lấy cơ hội, ra lệnh binh sĩ mặc đồ trắng ngụy thành thương nhân vượt sông tiến vào thành Kinh Châu, không đánh mà thắng cướp lấy Kinh Châu!

Đây là điển cố "Quan Vũ sơ ý mất Kinh Châu".

Quan Vũ biết mình mắc mưu muốn quay đầu đánh trả, đáng tiếc quân lính sớm đánh mất ý chí chiến đấu, hắn bất đắc dĩ bại ở Mạch Thành, cuối cùng qua đời ở Mạch Thành.

Qua trận chiến này nước Thục tổn thương nguyên khí nặng nề, Lưu Bị đương nhiên rất tức giận, thề muốn giúp nhị đệ báo thù. Vì thế Lưu Bị không màng thuộc hạ khuyên can, tự xuất binh đoạt lại Kinh Châu.

Tôn Quyền ra lệnh tiểu trong suốt Lục Tốn làm chỉ huy chiến dịch lần này.

Ban đầu Lục Tốn giữ vững trận địa không ra chiến, chọn cách "kéo" thời gian, hai bên giằng co thật lâu. Quân Thục rời nhà quá lâu, lương thảo tiếp viện vốn đã rất khó, hơn nữa mùa hè khí hậu nóng bức, binh lính nhiều ngày đứng dưới ánh mặt trời chói chang, sĩ khí ngày càng thấp. Để binh lính thoải mái một chút, Lưu Bị tìm nơi râm mát dựng lều đóng quân. Kết quả, Lục Tốn chọn đúng thời cơ ra lệnh thuộc hạ mang theo cỏ tranh đi phóng hỏa.

Lại là một trận lửa lớn!

Chu Du đốt mấy trăm ngàn quân Tào ở trận Xích Bích, sau đó Lục Tốn lại đốt liên doanh quân Thục hơn 800 ngàn!

Các tướng quân Ngô Quốc đúng là thích dùng chiêu "lửa đốt", mà còn đánh lần nào thắng lần đó.

Lửa đốt liên doanh, khiến Lục Tốn một trận thành danh, từ đó Tôn Quyền tín nhiệm Lục Tốn, từ một thư sinh không có tiếng tăm, Lục Tốn sau này trở thành lãnh tụ quân sự quan trọng của nước Ngô, hiệp trợ Tôn Quyền cố thủ Giang Đông, thống lĩnh Đông Ngô hơn hai mươi năm.

EDIT||| Bậc thầy thẻ sao - Tinh tạp đại sư - Điệp Chi LinhWhere stories live. Discover now