3. VƯƠNG CHIÊU QUÂN - HỒNG NHAN BẠC MỆNH XỨ NGƯỜI (p1)

1.6K 28 2
                                    

Đất Trung nguyên trải qua 1 thời kì dài ly loạn, từ thời Xuân thu chiến quốc đầy rẫy những cuộc chiến tranh xâm lấn lẫn nhau, thiên hạ cực kì hỗn loạn. Cho đến khi Tần Thủy Hoàng đầy tài năng kiêu hùng, biết trọng dụng hiền sĩ lên ngôi thống nhất thiên hạ. Thế nhưng dưới triều Tần, người dân đen vẫn chưa được sống yên ổn bởi chính sách cai trị tàn khốc của ông ta. Đến khi Tần Thủy Hoàng chết bất ngờ trên đường tuần du, với bàn tay gian trá của Lý Tư và Triệu Cao, Tần Nhị Thế Hồ Hợi vô tài bất tướng lên ngôi, trong khi thái tử Phù Tô nhận được chiếu chỉ giả, đành phải tự tận tỏ lòng trung trinh cùng cùng với đại tướng Mông Điềm-trụ cột của triều đình. Đó quả là cơ hội lớn cho anh hùng hào kiệt khắp nơi nổi dậy, và Trung nguyên 1 lần nữa bắt đầu phong ba sóng gió.

Nhà Tần diệt vong, 2 thế lực mạnh nhất lúc bấy giờ là Hán Lưu Bang và Sở Hạng Vũ, dưới sự phò tá của các mưu sĩ tài năng như Trương Lương, Tiêu Hà, Trần Bình, Phạm Tăng; không ai chịu ai và tiến hành cuộc chiến tranh đẫm máu, mà lịch sử gọi bằng giai đoạn Hán – Sở tranh hùng. Cuộc chiến nào rồi cũng phải kết thúc. Cuối cùng, Lưu Bang thống nhất được Trung nguyên, đẩy Hạng Vũ vào cảnh phải trầm mình ở bến Ô Giang. Lưu Bang lên ngôi, kiến lập nên triều đại Tây Hán, kéo dài hơn 400 năm. Có lúc thịnh trị và cũng có những rối ren loạn lạc, luôn luôn phải đối phó với sự quấy nhiễu của các bộ tộc phương bắc, mà hùng hậu nhất, tàn bạo nhất là Hung Nô. Trải qua mấy chục năm chinh chiến, đất Trung nguyên bị kiệt quệ về kinh tế lẫn binh lực. Trong khi ấy, bộ tộc Hung Nô ở phương bắc lại có những chuyển biến thuận lợi. Dưới sự lãnh đạo của Thiền vu Mạo Đốn, Hung Nô phát triển binh lực rất nhanh, trở thành 1 lực lượng hùng hậu, đe dọa tới biên thùy nhà Hán. Mạo Đốn là người hung hăng, tàn bạo, không hề động tâm khi dùng tên bắn chết cha mình để cướp ngôi. Nhưng về mặt chính trị khá khôn khéo. Hắn tự xưng là hậu duệ của nhà Hạ, lấy cớ đòi lại đất đai của tổ tiên để tiến hành chiến tranh. Bộ tộc Hung Nô vốn rất thiện chiến, không những đánh phá suốt 1 dải biên thùy mà còn có khi xâm nhập sâu vào lãnh địa nhà Hán, làm cho nhân dân đói khổ điêu linh, biết bao nhiêu gia đình phải bỏ mùa màng ruộng đất, chạy vào nội địa lánh nạn.

Đồng thời với sĩ phu quý tộc đều cho lưu bang là người xuất thân hèn kém, chỉ là tên Đình trưởng nhờ dẫn dân phu đến Ly Sơn phục dịch mà làm nên sự nghiệp. Vì vậy, đa số không phục, ngấm ngầm tụ họp quân binh chống đối. Trong số các thế lực quân phiệt, thì Hàn Chương Cơ Tính đáng kể hơn cả. Cơ Tính tụ họp được hơn 1 vạn quân binh, nhưng tự biết 1 mình không sao lật đổ được nhà Hán với số lượng ít ỏi đó, nên theo gương của Thân Hầu ngày trước, hợp binh với Hung Nô, trở thành 1 lực lượng hùng hậu. Sau nhiều lần đánh phá dọc theo biên giới để thăm dò quyết định dồn sức đánh sâu vào đến tận Tấn Dương, chiếm cứ Bạch Đăng thành. Lần này Lưu Bang không thể chịu đựng được nữa, bỏ mặc lời can ngăn của các đại thần, quyết định đem quân đi chinh phạt. Đến gần thành Bạch Đăng, Lưu Bang đoàn binh hạ trại, cẩn thận cho quân đi dò xét Hung Nô thực lực ra sao. Tất cả những toán quân đi trinh sát đều về báo giống nhau: quân Hung Nô rất ít, tên nào cũng ốm yếu, ngựa xe thưa thớt. Lưu Bang nghe vậy cả mừng, lập tức họp quần thần lại, bàn việc tấn công chiếm lại thành trì. Khi ấy Trần Bình và Lâu Kính cũng đi theo, cả 2 đều khuyên can: "Hung Nô đã dám đánh thẳng vào Tấn Dương, hạ được Bạch Đăng, tức phải có binh hùng tướng mạnh. Với đám quân lão nhược như vậy, thì làm sao chiến thắng được? Theo chúng thần thì chắc chắn bọn chúng lập kế đưa chúng ta vào chỗ chết! Xin bệ hạ hãy suy xét kĩ trước khi xuất quân".

THẬP ĐẠI MỸ NHÂN TRUNG QUỐCNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ