TRƯƠNG LỆ HOA - MỸ NHÂN HÁT KHÚC HẬU ĐÌNH HOA (p2)

577 10 0
                                    

Trần Hậu Chủ hết sức kinh ngạc, ngày hôm sau gọi mấy tên hoạn quan vào hạch hỏi, khi biết thái tử Trần Dần quả thật có chê trách mình là u mê thì trong lòng đã nổi giận, nhưng không thể vì 1 lỗi nhỏ mà phế bỏ ngôi vị thái tử được. Qua sự việc này, Trần Hậu Chủ càng tin tưởng Trương quý phi, mặc cho nàng muốn làm gì thì làm. Trương quý phi được thể tung hoành triều chính, công khai ăn hối lộ, thưởng phạt tùy ý thích. Dương triều Nam Trần chẳng những hủ bại mà còn hỗn loạn, chẳng còn thể thống gì.

Ngược lại với nhà Trần, ở phương bắc cũng có biến loạn. Tùy vương là Dương Kiên nắm đại quyền trong tay, ép buộc Tĩnh Đế Bắc Chu mới lên 10 tuổi phải nhường ngôi cho mình, kiến lập nên nhà Tùy, xưng hiệu là Tùy Văn Đế. Nhờ Tùy Văn Đế là người hùng tài đại lược, chẳng bao lâu đã đánh dẹp toàn bộ các thế lực quân phiệt, thống nhất phương bắc. Ông lại đưa ra 1 số cải cách khiến nước Tùy trở thành 1 quốc gia có nên kinh tế phồn thịnh, quân đội hùng hậu. Tùy Văn Đế không dừng ở đó, thấy đất đai phương nam màu mỡ rộng lớn thì có ý dòm ngó. Tùy Văn Đế 1 mặt sai người dò xét tình hình nước Trần, 1 mặt chấn chỉnh quân mã để chờ ngày khởi sự. Khi ấy đang thời Tuyên Đế, ông vua này u mê chỉ biết trọng dụng các quan lại nịnh hót, chèn ép người tài nên kinh tế suy sụp, quân tướng chểnh mảng. Tùy Văn Đế cho là thời cơ đã đến, năm 583, điều động đại quân định vượt biên giới xâm phạm thì bất ngờ Tuyên Đế qua đời. Tùy Văn Đế là người biết lễ nghĩa, thấy vậy bèn dừng ý định xâm chiếm, rút quân và cho sứ thần đến Kiến Nghiệp phúng điếu theo đúng nghi lễ đế vương rất tử tế. Khi Trần Hậu Chủ lên ngôi, có rất nhiều đại thần khuyên nhà vua nên chấn chỉnh quân binh, đề phòng nước Tùy. Thế nhưng Trần Hậu Chủ nhớ lại việc trước kia quân Tùy đột ngột rút lui thì rất tự đắc, nói với quần thần: "Sở dĩ Dương Kiên không tiến quân là vì khi ấy nghe tin ta lên ngôi. Ta còn đây thì chẳng bao giờ Dương Kiên có ý định xâm phạm, các ngươi đứng quá lo lắng cho mệt tâm!".

Vì vậy Trần Hậu Chủ không lo ngại gì mối họa bên ngoài, suốt ngày đêm lo vui chơi cùng Trương quý phi. Dương Kiên cũng nghe quân thám báo, kể lại câu nói này của Trần Hậu Chủ, rất giận nhưng chỉ 1 thoáng đã lại bình tĩnh, nói với quần thần: "Từ xưa đến nay, đã là Đế vương thì ít nhiều cũng phải có tài năng. Thế mà không ít Đế vương mất nước là tại sao? Ta cho rằng họ tự đánh mất địa vị của mình hầu hết là do tính kiêu ngạo mà ra. Nay Trần Thúc Bảo không xem ta ra gì thì càng nên thúc đẩy cho hắn kiêu ngạo thêm nữa. Đến thời điểm, chúng ta xuất quân một lần là chắc chắn đại thắng!".

Sau đó Tùy Văn Đế vẫn sai sứ giả sang nước Trần giao hảo. Mỗi khi có việc vui mừng thì đều biếu tặng nhiều phẩm vật có giá trị. Trần Hậu Chủ lại càng yên tâm hơn, ra lệnh ai nhắc đến nguy cơ bị nước Tùy xâm lấn thì sẽ giáng chức trị tội. Vì tốn phí quá nhiều trong các cuộc truy hoan, xây dựng lầu đài tráng lệ, yến ẩm liên miên nên cuối cùng quốc khố khánh kiệt. Trần Hậu Chủ không hề suy nghĩ xem tại sao, lập tức xuống lệnh tăng thêm tô thuế, làm cho nhân dân đã đói khổ càng thêm xơ xác, tiếng oán than vang trời dậy đất. Trần Hậu Chủ nghe báo lòng dân hỗn loạn vẫn không động tâm, cười nói: "Bọn dân đen đời nào mà chẳng vậy, mỗi khi triều đình cần đến tô thuế thì lại kêu ca phàn nàn. Bọn chúng đâu có biết chính nhờ những chi phí ấy mà triều đình mới đứng vững, làm nền tảng cho dân chúng sinh hoạt làm ăn. Tên nào kêu ca, các ngươi cứ trừng trị thẳng tay cho ta!".

THẬP ĐẠI MỸ NHÂN TRUNG QUỐCNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ