VÕ TẮC THIÊN - MỸ NHÂN THAM VỌNG ĐIÊN CUỒNG (p6)

634 12 0
                                    

Nhà Chu khởi nghiệp với hàng loạt sắc phong của Võ Tắc Thiên cho con cháu: Võ Thừa Tự được phong Ngụy vương, Võ Tam Tư lên làm Lư vương, số con cháu của người thúc bá là Võ Sĩ Nhượng đa số cũng được phong quận vương, cai trị 1 vùng. Bà hy vọng với ân huệ ban phát rộng rãi cho con cháu, họ Võ sẽ củng cố vững bền giang sơn nhà Chu. Đạt được tham vọng cuối cùng rồi, ai cũng tưởng Võ Tắc Thiên sẽ ngồi yên hưởng thụ, đất nước được yên ổn. Chẳng ngờ càng ngồi trên ngôi cao, tính tình của Võ Tắc Thiên càng thêm lo lắng, nghi ngờ không đâu, bất cứ 1 việc cỏn con nào cũng đều quy vào phản nghịch và bà cho áp dụng hình phạt khốc liệt để trấn áp. Đây là 1 thời kì các người dân khốn khổ nhất, bởi Võ Tắc Thiên rất coi trọng sự tố cáo, dù chưa có bằng chứng rõ ràng vẫn giam cầm tra xét khắc nghiệt. Quan lại như ngồi trên ghế lửa, ngày hôm nay đang yên vị, ngày mai đã rơi đầu hoặc đi tù đày, nơm nớp không yên thì lấy đâu ra đầu óc hiến dâng kế sách, trị dân giúp nước. Võ Tắc Thiên lại thích gọi thẳng người tố cáo vào cung, tự thân hạch hỏi, nếu có manh mối thì hớn hở ban thưởng, bẳng cớ chỉ là vu vơ cũng vui vẻ cho người tố cáo ra về mà không khép tội. Do vậy, việc tố cáo lẫn nhau trong thời nhà Chu cực kì loạn xạ, may thì sống mà xui rủi thì chết. Người dân từ 4 phương kéo nhau đổ về kinh thành dâng thư tố cáo nườm nượp, bọn nịnh thần lại được 1 phen bóc lột làm giàu, điển hình nhất là tên Sách Nguyên Lễ. Vốn là dân tộc Hung Nô, tính tình vừa tàn nhẫn vừa đa nghi, chỉ 1 lần cáo mật đã được Võ Tắc Thiên vừa ý, phong cho làm chức quan chuyên về loại vụ án này. Sách Nguyên Lễ có cơ hội bộc lộ bản tính tàn nhẫn của mình. Có 1 người tố cáo thì thể nào y cũng tìm ra được 10 người liên quan, rồi dùng hình phạt tra tấn để những người đó khai thêm đồng lõa. Càng nhiều y càng thích, càng có nhiều việc để tâu lên Võ Tắc Thiên để được lãnh thưởng.

Theo gương Sách Nguyên Lễ, 1 số quan lại bắt chước theo, nổi bật nhất là Chu Hưng, Lai Tuấn Thần và Hầu Tư Chỉ. 3 tên này nổi danh hung thần thời nhà Võ Chu, chỉ nghe tới tên là người ta đã lạnh cả gáy dù chẳng có tội gì. Nguyên Chu Hưng chỉ là 1 quan nhỏ ở Hà Dương, khi được Cao Tông gọi về triều thì tể tướng Ngụy Hàn Đồng có khuyên hắn: "Không nên chờ đợi mất công, hoàng đế còn nhiều việc phải giải quyết hơn là gặp mặt các quan nhỏ nơi xa xôi".

Chu Hưng hết sức tức giận, đút lót cho bọn hoạn quan xin được bệ kiến Võ Tắc Thiên, đặt điều vu cáo: "Hạ thần đã từng một lần nghe tể tướng nói với tả hữu: thái hậu tuổi đã cao, lại là nữ nhân, nếu chịu phò tá Duệ Tông thì may ra mới được vinh hiển lâu dài. Khi ấy hạ thần không được dịp bệ kiến thánh mẫu nên ôm ấp mãi trong lòng. Xin thánh mẫu đề phòng họ Ngụy mới được!".

Võ Tắc Thiên tối kỵ nhất là ai chê mình già xấu. Nghe lời tố cáo của Chu Hưng, nổi trận lôi đình, chẳng tra xét gì cả, xuống lệnh cho Ngụy Hàn Đồng tự xử.

Thấy 1 lời nói mà hại chết được 1 tể tướng đương triều, Chu Hưng càng thêm hăng hái trong việc đặt điều vu cáo. Tình cờ nghe bọn nô tỳ trong phủ đại tướng quân Hắc Sĩ Thường tiết lộ chủ nhân có ý đồ phản nghịch, Chu Hưng liền vào dâng công với Võ Tắc Thiên, kết quả Hắc Sĩ Thường chết trong ngục tối và Chu Hưng được thăng lên hình bộ thị lang kiêm ty hình thiếu khanh, tha hồ tác oai tác phúc. Riêng Lai Tuấn Thần chỉ là 1 tên du thủ du thực, nhờ nhiều lần tố cáo vu vơ mà được Võ Tắc Thiên để ý trọng dụng. Lai Tuấn Thần dựa vào các tên vô lại ở kinh thành, họp nhau bàn luận để tố cáo ai và tố cáo tội gì, rồi chia nhau ra cùng lúc tố cáo khắp nơi, kêu cầu Lai Tuấn Thần đứng ra xử lý. Võ Tắc Thiên đọc thư nào đều có tên Lai Tuấn Thần thì rất tin dùng, cho lập riêng 1 tòa sự viện ở Lệ Cảnh môn toàn quyền thẩm vấn tội nhân. Người ta đồn đại, dù không có tội nhưng khi bước vào sự viện thì đã thành ma rồi, trăm người vào chưa thấy ai ra bao giờ, đủ biết Lai Tuấn Thần tàn ác vô nhân như thế nào. Hầu Tư Chỉ còn tệ hại hơn nữa, là kẻ bán bánh ngoài chợ, thế mà chỉ đặt điều vu cáo đã đường hoàng bước lên làm quan. Một lần vào bệ kiến Võ Tắc Thiên, hắn bạo gan tâu: "Được bệ hạ ban ân cho làm quan là phúc đức tề thiên, thế nhưng làm quan nhỏ chẳng những nghèo đói mà còn không có dịp giúp đỡ bệ hạ trong những việc lớn. Giá như bệ hạ cho thần làm ngự sử thì hay biết mấy! Cam đoan thần sẽ thay mặt bệ hạ trừ diệt không còn một mầm mống phản loạn nào!".

THẬP ĐẠI MỸ NHÂN TRUNG QUỐCWhere stories live. Discover now