15.03. NGỤY TRƯNG NÓI THẲNG CAN VUA

5 0 0
                                    

Trong lịch sử Trung Quốc, đại thần dám dùng lời nói thẳng để can gián nhà vua có lẽ nổi tiếng nhất là Ngụy Trưng dưới triều Đường.

Năm Trinh Quán thứ 8 (634), triều thần dám can gián nhà vua ngày càng nhiều, trong đó có một số có những lời can chưa phù hợp. Khi đó, phụ nữ thích búi tóc cao, Ngự sử trung thừa (1) Hoàng Phủ Đức Tham thậm chí còn cho rằng "Cung nữ trong Hoàng cung cần phải theo như thế". Nghe được, Lý Thế Dân rất tức giận, mắng:

– Chắc người trong cung phải cắt hết tóc đi các người mới vừa lòng chăng?

Rồi ông mắng nhiếc, chuẩn bị xử phạt Hoàng Phủ Đức Tham.

Ngụy Trưng đứng ngay đấy, kiên quyết phản đối việc làm này. Ông nói:

– Từ cổ tới nay, tấu chương can gián thường có thiên kiến, không phải vì thế mà nói là coi thường vua. Xưa, vua Thuấn trị thiên hạ chỉ mong được biết những sai lầm của mình. Bệ hạ cần thấy rõ cái được mất, chỉ cần mọi người mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình, nếu họ nói đúng, tất nhiên sẽ có ích cho bệ hạ, còn nếu nói không đúng, cũng không có gì làm hại bệ hạ. Động một chút là trị tội, liệu còn ai dám nói nữa?

Trước lời lẽ khảng khái vừa có lý, vừa có tình của Ngụy Trưng, , Đường Thái Tông nghe mà tâm phục khẩu phục, lập tức bãi bỏ ý định trị tội Hoàng Phủ Đức Tham.

Ngay từ những năm đầu đời Trinh Quán, Ngụy Trưng đã được giao làm Gián nghị đại phu, trở thành một đại thần can gián rất nổi tiếng. Tất cả mọi chính sách, từ giảm lao dịch, bớt tô thuế, hạn chế hưởng lạc, ... ý kiến của ông đều dựa vào những hiểu biết uyên bác với mục đích trung thành vì nước vì dân. Mỗi khi chúng thần cùng với Đường Thái Tông tranh biện, các chính sách đều được đưa ra dựa vào những nguyên tắc đã được nhà vua định ra từ trước.Ngụy Trưng đã có ảnh hưởng rất to lớn trong sự hình thành và phát triển thời kỳ thịnh vượng "Trinh Quán chi trị".

Ngụy Trưng vừa thẳng thắn, vừa kiên nhẫn, không chỉ biểu hiện trong những việc đại sự quốc gia mà ngay cả với những công việc trong nội bộ Hoàng tộc ông cũng dám đưa ra những ý kiến riêng của mình. Thái Tông rất yêu một người con gái là Trường Lạc Công chúa. Khi Trường Lạc Công chúa xuất giá, của hồi môn Thái Tông cho Công chúa vượt xa với những quy định lễ nghi. Ngụy Trưng cho rằng như thế trái vớilẽ thường, đã thẳng thắn nói:

– Bệ hạ yêu Trường Lạc Công chúa, điều đó có thể hiểu được. Nhưng cái gì cũng phải phù hợp với quy định nghi lễ, đó là điều không thể thay đổi. Nếu trong việc nhỏ còn làm sai thì với việc lớn sao có thể làm đúng.

Nghe xong, Thái Tông đành phải giảm bớt của hồi môn cho Trường Lạc Công chúa. Khi Trường Tôn Hoàng hậu biết được việc này, đã than thở với Thái Tông:

– Thần thiếp đã nghe bệ hạ kính trọng Ngụy Trưng, nay mới biết vì sao. Thiếp cùng bệ hạ là kết tóc phu thê, tình thâm nghĩa trọng cũng còn không dám mạo phạm uy danh. Ngụy công chỉ là hạ thần, sao có thể dùng phép tắc để xen vào chuyện riêng của bệ hạ, thật là đống lương tài của quốc gia.

Trung Quốc thông sửWhere stories live. Discover now