15.14. ĐỖ PHỦ CHÉP SỬ BẰNG THƠ

8 0 0
                                    

Đỗ Phủ tự Tử Mỹ, sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn học ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam. Tổ phụ của ông là Đỗ Thẩm Ngôn, một nhà thơ có tiếng ở thời Võ Tắc Thiên. Năm 7 tuổi, Đỗ Phủ đã có thơ, năm 14, 15 tuổi đã giao kết với những văn nhân nổi tiếng ở Lạc Dương.

Cũng giống như Lý Bạch, thời còn trẻ, ông đã từng du lãm qua biết bao ngọn núi, dòng sông suốt từ nam tới bắc của đất nước, viếng thăm biết bao danh thắng cổ tích. Khi lên ngọn Thái Sơn, ông đã viết bài ngũ ngôn cổ thi nổi tiếng "Vọng nhạc", trong đó hai câu:

"Hội đương lăng tuyệt đỉnh,

Nhất lãm chúng sơn điểu."

(Lên chóp đỉnh mà trông,

Lè tè muôn núi dưới.

Bản dịch của Khương Hữu Dụng)

Hai câu thơ đã bày tỏ chí hướng lớn lao và tài hoa của nhà thơ trẻ tuổi.

Năm 746, Đỗ Phủ tới Trường An, khát vọng thực hiện hoài bão của mình. Nhưng hiện thực cuộc sống khắc nghiệt đã khiến ông thất vọng. Không chỉ hỏng thi, ngay việc lo sinh kế cũng trở thành vấn đề lớn. Trong hoàn cảnh ấy, bất đắc dĩ, ông phải nhờ người tiến cử làm một chức quan nhỏ.

Lần thứ ba, ông phải tới phủ Hầu Gia. Mỗi lần tới đây, ông đều tự hứa với mình "nhất định phải cố gắng", nhưng lần nào cũng trở về thất vọng. Xem ra, Hầu Gia cũng chẳng khác gì những ông quan khác, cũng chỉ hứa hẹn cho qua mà thôi.

Ra về, Đỗ Phủ leo lên con lừa buộc ở gốc cây ven đường, con lừa chậm chậm bước đi. Con lừa đưa ông trên đường như chẳng có mục đích gì, trong đầu ông chỉ có những trăn trở về cuộc sống ngày mai.

Đang lúc đó, những tiếng khóc thê thảm khiến ông chợt tỉnh, quay đầu lại nhìn, ông thấy trên đường Quan Trung có một số lính mới. Những người lính này hầu hết mới chỉ 16, 17 tuổi, những khuôn mặt trẻ măng nay được đưa ra mặt trận. Vốn triều đình đang thất bại ở Nam Chiếu (1), cần trưng tập các tráng binh ra trận trả thù. Ai muốn đưa người thân ra trận để nhận lấy cái chết? Những người phụ nữ trong thảm cảnh sinh ly tử biệt khiến Đỗ Phủ không cầm được những giọt nước mắt. Tình cảm dồn nén lâu nay khiến ông viết được bải thơ nổi tiếng "Binh xa hành":

"Xa lân lân

Mã tiêu tiêu

Hành nhân cung tiễn các tại yêu

Gia nương thê tử tẩu tương tống

Trần ai bất kiến Hàm Dương kiều

Khiên y đốn túc lan đạo khốc

Khốc thanh trực tượng can vân tiêu."

(Dịch:

Xe rầm rầm,

Ngựa hí vang

Người đi cung tên đeo bên lưng

Cha mẹ vợ con chạy theo tiễn

Bụi mù chẳng thấy cầu Hàm Dương

Níu áo, giậm chân chặn đường khóc

Tiếng khóc xông lên thẳng chin tầng.

Trung Quốc thông sửHikayelerin yaşadığı yer. Şimdi keşfedin