(PHIM) CÓ CĂN NHÀ NẰM NGHE NẮNG MƯA

94 0 0
                                    

Phim Việt Nam tròn điềm mười với đầy đủ cung bậc của cảm xúc.

Nói về phim Việt Nam cố gắng kiếm tìm một bộ phim để gọi là hay- không hài nhảm, không dong dài, không lỏng lẻo về kịch bản và có diễn viên tốt đã khó chứ chưa bàn đến một bộ phim xuất sắc. Dẫu vậy chúng ta vẫn tìm được những bộ phim hay trong những năm gần đầy và có một lượng khan giả Việt chịu ra rạp xem phim hay, đó là sự khởi sắc của điện ảnh Việt Nam. Bởi dường như những bô phim hài nhảm với các tên tuổi siêu sao đã không còn đủ khả năng hấp dẫn nguời xem nữa và khán giả cũng không còn dễ dãi để bị đánh lừa bởi truyền thông mà giờ đây khán giả xem phim cần những cảm xúc thật sự. Và "Có căn nhà năm nghe nắng mưa" chính là một bộ phim như thế, khi nó vượt qua khỏi ngưỡng tính từ "hay" mà chỉ còn là sự thảng thốt giữa "tuyệt đẹp' và "đủ đầy".

Có thể nói không như những phim Việt hiện tại khi ôm đồm quá nhiều thứ vào trong nội dung nhưng chẳng thể giải quyết được gì. "Có căn nhà nằm nghe nắng mưa" có một cốt phim vô cùng đơn giản và mọi khúc mắc được giải quyết ngay từ đầu nên điều khiến người xem quan tâm có lẽ chỉ là cảm xúc, một cảm xúc chân thật và tràn đầy. Sự ngả mũ cho hết thảy dàn diễn viên trong phim, ai cũng làm rất tốt. Từ những diễn viên trẻ như Dương Cường hay vai Minh, vai Vũ cho đến những diễn viên đã quen mặt với khan giả như Kiều Oanh, Thanh Nhất, Kiều Trinh và những nghệ sĩ gạo cội một thời của sân khấu kịch nói miền Nam Lê Binh, Tấn Thi. Dù quy tụ một dàn diễn viên đa dạng lứa tuổi thế nhưng "CÓ căn nhà nằm nghe nắng mưa" không bị chênh lêch quá nhiều về diễn xuất. Tất cả đều hoà quyện vào nhau để đưa người xem về một miền Sài Gòn xưa, một miền Sài Gòn xa nhớ nơi mà dòng xóm xưa kia yêu thương nhau như anh em dòng họ trong nhà, cái gì cũng chia cái gì cũng cho chỉ quý nhất cái tình dành cho nhau là ủ kỹ trong đáy lòng. Nơi mà chúng ta thấy có tình yêu, có cảm xúc, có những buồn vui của những cảnh ngộ khác nhau nhưng hơn hết họ vẫn cười, vẫn nói. Và cũng là nơi mà có người mẹ đợi con trong hơn ba mươi năm ròng rã, có người cha tất tã tìm đứa con ra đi ngược xuôi, có người đàn ông ôm mối tình cũ, ôm niềm thương cũ mà ngóng hoài không dám nói. Phải chăng chính đạo diễn Mai Thế Hiệp nuốn nói rằng thứ tạo nên Sài Gòn không phải là sự hào nhoáng bên ngoài, không phải là xe cộ lúc nào cũng tấp nập, không phải là ánh đèn bật từ sáng đến đêm mà thứ tạo nên Sài Gòn chính là tình người.

Họ là những con người ở tứ xứ tụ họp về đây, nhưng trong họ luôn mang môt tình yêu dành cho nhau dù là trogn quá khứ hay ở hiện tại. Có thể nói không phải hiển nhiên mà chú Đượm, mà cô Thuý Diễm, mà ông Phát ở lại khu chung cư để chăm sóc cho bà Tư, đó chính là ngọn lữa tình người trong tim đã gắn chặt họ, giúp họ sống với nhau. Mặc ngoài kia là cuộc sống bộn bề, khó khặn. Mặc cho những sự hiện đại đang xâm lấn, ăn mòn dần Sài Gòn thì họ vẫn vậy, vẫn ở đó, vẫn yêu thương nhau mà sống như những năm nào. Điều đó cho tôi niềm rằng dù cho mọi thứ có đổi thay ra sao thì tình người ở đất Sài Gòn vẫn luôn còn mãi, vẫn luôn rông mở dù bạn là người ở nơi nao. Vì ở Sài Gòn chẳng có người miền trong, miền ngoài, chẳng có người gốc Sài Gòn như ở Hà Nội mà Sài Gòn chỉ có duy nhất ranh giới giữa người tốt và người xấu mà thôi. Và dù có là người xấu, có những lầm lỡ thì chính người Sài Gòn vẫn sẽ dang rộng vòng tay tha thứ bạn, cho bạn một cơ hội để làm lại mình.

Trong phim ta không chỉ bắt gặp tình làng xóm, tình người Sài Gòn mà quan trọng trên hết đó còn là tình mẫu tử. Một tình mẫu tử thiêng liêng, đậm đà đến nghẹt thở. Người mẹ chờ con trong ba mươi năm trời ròng rã với niềm tin mãnh liệt rằng thằng Minh con bà vẫn còn sống và rồi đến một ngày nó sẽ trở về với bà. Người mẹ chờ mỏi mòn đến độ bất lực phải lên đến đài truyền hình tham gia cuộc thi hát chỉ với ước muốn rằng cho đứa con trai thấy mặt mình để có thể gọi tên nó, tìm kiếm nó cho bằng được. Chi tiết ấy nhắc tôi cũng có một ông già Nam Bộ như thế cũng bắt trâu người ta để dược lên truyền hình tìm đứa con tên Cải của mình trog tuyện ngắn "Cải ơi" của Nguyễn Ngọc Tư. Họ giống nhau vì họ đề là người cha, người mẹ. Họ giống nhau vì họ thương con theo một cách rất Nam Bộ. Họ thương đến độ khi lạc nó rôi thì chỉ biết làm hết mọi cách để tìm được nó, để thấy nó về ăn với nó bữa cơm đầm ấm, giao lại cho nó phần tài sản ít ỏi của mình để có thể yên xuôi nhắm mắt. Họ chỉ cần như vậy, vậy mà con họ mãi không về gọi mẹ, gọi cha cứ để họ mỏi mòn chơ đợi, bất lực đi tìm để rã rời và chất trong cô đơn.

May thay Bà Tư trong "Có căn nhà nằm nghe nằng mưa" vẫn được ra đi với đúng ước nguyện của mình. Bà được lên truyền hình để nói lên tâm tình người mẹ, để nhận lỗi với con mình (dẫu chỉ là giả. Bà được chết trong tay "người con trai" của mình Và cũng may thay đoạn kết phim thật đong đầy khi mà đạo diễn Mai Thế Hiệp đã cho gia đình của bà được đoàn tụ, được hạnh phúc bên nhau. Và dẫu dù không chết trong vào tay của đứa con thật của mình nhưng tôi tin Bà Tư vẫn rất hạnh phúc vì bà đã ra đi trong một không khí đầy ấp tình người, của cả ba thế hệ Sài Gòn xưa và nay

Điều có lẽ là xót xa nhất mà phim mang lại chính là nhân vật ông Phát, người đàn ông cô đơn lạc lỏng giữa Sài Gòn. Ông Phát cô đơn bởi ông không còn gì cả, vợ đã mất, con trai nuôi cũng đã đi, chỉ có ông là sống mãi trong cái đất Sài Gòn này. Thử hỏi khi những người chòm xóm cuối cùng sau này họ cũng dọn đi, tình người cho ông Phát nương tựa cuối cùng cũng đã tắt thì phải làm sao. Mặc dù có lẽ ông là vai phản diện nhưng ông là một vai phản diện tội nghiệp khi ông bị mất đi đứa con trai yêu quý của mình và dù ông tìm cách trả thù bà Tư thì ông vẫn thú nhận rằng: Chính ông cũng bị dằn vặt, chính ộng cũng phải đau khổ suốt quãng thời gian bà Tư đợi con. Điều đó còn cho ta thêm một thông điệp ý nghĩa của cuộc sống: Hãy sống chan hoà và tha thứ ắt hẳn mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng và bình yên.

Qua tất cả phim còn cho ta thấy sự hiện đại đang dần đổi thay Sài Gòn. Sài Gòn đang bị mất dần những ngôi nhà chung cư cũ thay vào đó là những ngôi cao ốc đồ sộ, Sài Gòn đang bị mất đi những nếp xưa cũ thay vào đó là nếp sống hiện đại và ồn ào. Dẫu vậy có một thứ mà mãi Sài Gòn sẽ chẳng bao giờ mất đi đó chính là tấm lòng hào sảng, tình người giữa đất Sài Gòn

"Có căn nhà nằm nghe nắng mưa" có thể nói là một bộ phim đủ đầy. Đủ đầy từ cảm xúc đến hình ảnh và cả đến nội dung. Đó như là một minh chứng về biết bao tinh càm ở nơi Sài Gòn và là một bản đổi chúng giữa Sài Gòn xưa và nay để ta ngỡ ngàng nhận ra Sài Gòn đã đổi thay như thế nào.

P/S: Tao thề là xem phim này cảnh nào có cô Kim Xuân, chú Quý Bình và chị Kiều Oanh diễn là khóc hết nuớc mắt. Coi phim khóc muốn trôi mẹ luôn con mắt, khóc sụt sùi, sụt luôn lone. Hay thật sự luôn à mà đm bài này được lên một trang mạng í các mẹ <3

REVIEW BY TRĨWhere stories live. Discover now