- Phép tắc 4: DÁM LÀM DÁM CHỊU

77 1 0
                                    

Loài sói rất thích sống trong rừng rậm, nhưng chúng ta vẫn phát hiện thấy có loài sói trên sa mạc, đồng bằng và vùng đất băng giá. Sói rất thông minh. Chúng dùng mùi vị, ngôn ngữ của mặt và cơ thể, tiếng kêu để giao tiếp với nhau. Tiếng kêu có thể giúp chúng tìm được nhau, xây dựng địa bàn, chống lại những tấn công từ bên ngoài. Đôi lúc, chúng cũng kêu lên vì vui mừng. Ngoài thính giác, sói còn có khứu giác nhạy bén và có thể phát giác ra con mồi ở cách chúng 2km. Khi thất bại, chúng cũng biết gầm gừ giận dữ. Khi sói bị những con vật khác tấn công, chúng không hề sợ hãi hay nhát gan. Chúng biết, một con sói chân chính sẽ không trốn chạy, mà phải chiến đấu. Chiến đấu mới có hy vọng sống, có trốn chạy thì chỉ có chết. Đây là phép tắc của loài sói.

Chỉ có con sói sinh ra để chiến đấu chứ không có con sói sinh ra vì sợ chiến đấu. Cuộc sống của chúng là chiến đấu, dù có chết cũng phải chết ở chiến trường. Can đảm chính là phép tắc để loài sói luôn sinh tồn.

Mạnh Tử cho rằng, đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí là thứ cố hữu trong tâm, là lương tri, lương năng của con người, là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với cầm thú. Ông nói: "Cái gốc của nhân nghĩa lễ trí là ở tâm", "nhân nghĩa lễ trí không phải do rèn luyện ở bên ngoài, bản thân ta đã có". Do loài người có "thiện đoan", tức là lòng trắc ẩn, lòng xấu hổ và căm ghét, lòng khiêm tốn, lòng thị phi được gọi là "tứ đoan". Có người có thể mở rộng nó, tăng cường tu dưỡng đạo đức; có người lại cam chịu, sa ngã vì hoàn cảnh, điều này sẽ tạo ra nhân cách khác nhau. Vì vậy, Mạnh Tử rất coi trọng tính tự giác tu dưỡng đạo đức. Mạnh Tử cho rằng dù hoàn cảnh có tồi tệ đến đâu, cũng phải hăng hái vươn lên, biến hoàn cảnh tồi tệ đó thành công cụ để rèn luyện mình. Chúng ta nên thực hiện "giàu sang không được phóng túng, nghèo khó không được thay đổi, uy vũ không được khuất phục", trở thành một đại trượng phu chân chính. Nếu gặp thử thách nghiệt ngã, chúng ta nên xả thân vì nghĩa, thà hy sinh tính mạng mình chứ quyết không từ bỏ nguyên tắc sống. Như thế, chúng ta mới có thể bồi dưỡng được lòng can đảm.

Thời Xuân Thu, Thôi Trữ, đại phu nước Tề giết chết Tề Trang Công. Thái Sử không hề giấu giếm, viết thẳng vào sách là: "Thôi Trữ giết vua Tề". Thôi Trữ thẹn quá hóa giận, giết chết Thái Sử. Em trai của Thái Sử vẫn theo sự thật mà viết vào sách và lại bị giết chết. Một người em trai khác của Thái Sử vẫn kiên quyết không thay đổi, Thôi Trữ không còn cách nào khác, đành phải nghe theo. Nam Sử Thị, một vị quan sử khác, nghe thấy anh em Thái Sử bị giết, nhưng không hề sợ hãi, ông cầm thẻ tre đi thẳng đến triều đình, phải tiếp tục viết lại sự thật này. Trên đường đi, ông nghe nói chuyện Thôi Trữ giết vua đã được ghi lại đúng như sự thật, ông mới chịu quay về.

Nếu nói đến người nói thẳng mà không sợ cường quyền thì Ngụy Trưng là một điển hình. Sau biến cố Huyền Vũ Môn, có người tố giác với Tần Vương Lý Thế Dân: Đông Cung có một quan viên tên là Ngụy Trưng. Người này từng tham gia và nghĩa quân của Lý Mật và Đậu Kiến Đức. Sau khi Lý Mật và Đậu Kiến Đức thất bại, Ngụy Trưng đã đến Trường An, làm thủ hạ cho thái tử Kiến Thành và từng khuyên Kiến Thành giết Tần Vương.

Tần Vương nghe xong, lập tức phái người đi tìm Ngụy Trưng. Ngụy Trưng gặp Tần Vương. Tần Vương nghiêm mặt hỏi ông ta: "Tại sao ngươi lại khiêu khích ly gián huynh đệ ta?"

Phép Tắc Của Loài SóiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ