11. Thông Đạo Thời Không

3 1 0
                                    

Khoảng cách xa nhất trên trái đất là gì?

Có người nói đó là khi hai con người đứng sát kề nhau nhưng vĩnh viễn quay lưng vì mối quan hệ không thể cứu vãn, khoảng cách giữa họ chính là một vòng trái đất. Trong khoa học có thứ tương tự tên là bước nhảy Alpha.

Thử tưởng tượng nếu ở đâu đó giữa vũ trụ có hai vật thể cách nhau một đoạn đường bằng chu vi trái đất như thế, nếu bạn bẻ cong đoạn đường đó thành một vòng tròn thì hai vật đó chẳng khác nào đứng tựa vào nhau, khi đó khoảng cách giữa chúng chỉ còn là vách tường chấp niệm!

Chấp niệm tình cảm khiến con người xa cách, chấp niệm của Rắn lại là một đạo của đại đạo, thân thể nó chính là đường ống không gian thông hành vũ trụ. Lúc này khoảng cách giữa các thiên hà không tính bằng thước đo năm ánh sáng nữa, chẳng một định luật vật lý nào trên trái đất còn đúng nữa. Phải rất nhiều thời đại nữa, vật lý trái đất mới tiệm cận một đạo của Rắn.

Từng khớp xương thớ thịt của Rắn chính là cỗ máy chấp niệm vận hành bước nhảy Alpha. Tỵ Thần chính là gỡ bỏ phong ấn chấp niệm, kích hoạt bước nhảy của đại đạo phiêu dật mà đưa não hải của cậu trôi qua mấy tiểu vũ trụ, xuyên mấy dải ngân hà đến một nơi xa xôi vô cùng, nơi đó là cội nguồn của Thần. Không biết qua bao lâu, một cái chớp mắt hay là một đời sinh linh.

Ở thiên hà xa lạ ấy cũng có vô số thế giới, trong đó có một tiểu hành tinh xinh đẹp, cũng có bầu khí quyển gọi là Thiên Cang.

Chẳng thể so kích thước Thiên Cang với trái đất vì cơ bản nó chẳng hình tròn, đạo vận hành của nó hoàn toàn khác với trái đất, đạo bất đồng thì hình thái khác nhau như lửa với nước. Lúc này Tỵ Thần đã ngưng lại lơ lửng giữa đêm đen vũ trụ rồi chầm chậm há miệng ra. Bộ não của cậu từ trong hàm Rắn rơi tuột xuống tầng hư không của hành tinh, chớp mắt liền có một thân thể hình thành bao bọc não hải được tạo ra từ sự ràng buộc thiên đạo của Thiên Cang thế giới. Cậu đã đến thế giới này như thế.

Thiên Cang thế giới, có hình như chiếc đĩa tròn, ở giữa là lục địa đất liền rộng hàng trăm triệu cây số, có vô số những tầng địa chất khác nhau. Núi cao vạn trượng cũng có, vực sâu cũng ngần ấy, như là mặt sau chiếc đĩa. Nên là núi hay là vực, còn phải do người ở đâu nhìn thấy.

Phía bắc Thiên Cang chính là đại dương mênh mông. Biển có chỗ êm ả ngàn năm, lại có chỗ ngày nào cũng hồng thủy ngậm sâu đất liền mấy chập làm động đất liên hồi. Biển chỗ nông nhất chỉ độ cỡ chân người, chỗ sâu nhất, nếu đem đỉnh núi cao nhất lật ngược lại thì vẫn còn kém.

Phía đông Thiên Cang chính là vạn dặm rừng thiêng nước độc, cổ thụ cao chọc trời, thú dữ giống nòi đếm không hết.

Phía tây Thiên Cang, lại chính là hoang mạc cùng ngàn vạn núi sắt chĩa thẳng lên trời như gươm đao, là nơi sinh tồn của muôn loài bò sát.

Phía nam Thiên Cang chính là vạn vực hỏa chướng, đốt cháy mọi thứ.

Mỗi nơi như thế đều là chốn cư trú của hàng triệu giống loài, muôn thú cùng thủy quái khác nhau. Chỉ có một điểm chung duy nhất, là ở đâu cũng có con người. Dù là nơi trung tâm khí hậu trung hòa hay bốn hướng khí hậu khắc nghiệt nóng lạnh khác nhau cũng đều có sinh linh bám trụ mà sống.

Năm đó ở Hải Thành phía bắc Thiên Cang, một đôi vợ chồng kia thụ thai hạ sinh một đứa bé kì lạ, thể chất yếu ớt nhưng lại chính là thần đồng của đất Hải Thành. Hải Thành là tỉnh duyên hải của một hòn đảo lớn. Nói là đảo chứ nếu so với Trái Đất, nó cũng rộng lớn như một quốc gia mấy trăm ngàn cây số vuông lãnh thổ vậy. Đất rộng người đông, thế nên cậu bé ấy, từ nhỏ xíu chập chững biết đi đã được tôn là thần đồng, cũng là hơn vô số người ở đây.

Mười năm sau...

Con Đường Bản NguyênWhere stories live. Discover now