CHƯƠNG 36.

2.1K 148 2
                                    

---- SAU KHI MẸ KẾ TỈNH LẠI - THƯ THƯ THƯ ----






🌻🌻🌻🌻🌻







CHƯƠNG 36.







Người Dịch: Lan Thảo Hương.








Một tiếng sư tỷ Phùng của Ninh Hương cũng xem như nhận mối quan hệ thầy trò của mình với Chu Văn Khiết. Thật ra Chu Văn Khiết không để ý cái tầng quan kệ đó lắm, vì chỉ cần là người mà bà coi trọng, bà thích thì bà sẵn sàng dạy học cho đối phương bất kể có tầng quan hệ kia hay không. Đặc biệt khi thấy người khác thích học, lại có thể hiểu được ý của mình và học tốt, bà đã vô cùng thỏa mãn.

Cho nên, thời điểm nhìn thấy đai lưng do Ninh Hương thêu, bà đã nghĩ một thợ thêu giỏi như vậy không thể để bị mai một được.

Hiện tại thấy Ninh Hương cũng rất tình nguyện đi theo bà học tập, nhưng bà vẫn nhìn Ninh Hương và hỏi: "Tất nhiên cô cũng không thể ép buộc người khác, nếu cháu theo cô học thì thời gian của cháu sẽ bị chiếm dụng rất nhiều, dù sao chỉ có chăm chỉ và chịu khó bỏ công sức thì mới có thể học tập tốt, liệu cháu có vấn đề gì trong việc này không?".

Chuyện này thì có vấn đề gì cơ chứ, ngay cả khi yêu cầu cô phải ở lại trạm thêu hai mươi bốn giờ một ngày để học hỏi từ một thầy thêu như cô ấy, cô cũng đồng ý. Cô còn đang sợ mình không thể học lâu hơn hoặc học nhiều hơn đây này.

Vì vậy Ninh Hương không chút do dự trả lời: "Thưa cô, cháu không có vấn đề gì ạ. Cái khác thì cháu không có, nhưng thời gian thì cháu có rất nhiều. Bất luận lúc nào cháu đều có thể tới đây ạ".

Thái độ của cô làm Chu Văn Khiết rất hài lòng, phải biết rằng không phải ai cũng sẵn sàng dành ra nhiều thời gian cho công việc nhàm chán này. Có thể gặp được một người thực sự yêu thích nghề thêu chân chính thật đúng là không dễ dàng.

Chu Văn Khiết cười nói: "Tốt, vậy xế chiều ngày mai cháu có thể trực tiếp tới đây. Từ đây đến cuối năm cháu cứ tới trạm thêu đi, lúc nào rảnh cô sẽ dạy cháu. Trước tiên cứ luyện tập trước đã, nếu có vấn đề gì thì có thể tìm cô hỏi trực tiếp".

Ninh Hương vội vàng gật đầu: "Vâng thưa cô".

Nói xong, Chu Văn Khiết không ngồi lại trò chuyện lâu thêm với Ninh Hương và trạm trưởng Trần, bà nắm chặt thời gian đứng dậy, dẫn theo Phùng Tiểu Quyên đi xử lý công việc khác.

Sau khi rời khỏi phòng, Chu Văn Khiết nói với Phùng Tiểu Quyên: "Vừa rồi em như vậy là không tốt, cô nói em biết thêu thùa không phải là phong bế tay nghề mà phải mở rộng cửa tiếp nhận tất cả mọi người. Chỉ có càng nhiều người học nghề mới cho ra càng nhiều thợ thêu giỏi, ra càng nhiều những bức thêu đẹp, khiến cho càng nhiều người yêu thích tranh thêu Trung Quốc và có thể truyền nghề lại cho đời sau".

Phùng Tiểu Quyên hơi mím môi: "Em biết rồi ạ. Cô ơi, em sai rồi".

Bởi vì Chu Văn Khiết chưa từng chủ động nhận thêm học trò trong thời gian dạy Phùng Tiểu Quyên, hầu như bà chỉ huấn luyện tập thể, cho nên khi biết Chu Văn Khiết muốn nhận Ninh Hương làm học trò, cô quả thực có một chút không thoải mái ở trong lòng, dù sao trước đó cô giáo chỉ có mỗi mình cô là học trò. Chẳng qua, cô cũng thật sự sợ rằng Chu Văn Khiết sẽ quá vội vàng trong việc nhận học sinh để rồi lãng phí thời gian cho một thợ thêu không xứng đáng. Tuy nhiên, sau khi nhìn thấy năng lực thực sự của Ninh Hương, cô liền tâm phục khẩu phục không có một chút nghi ngờ nào, đồng thời có chút xấu hổ.

SAU KHI MẸ KẾ TỈNH LẠI Where stories live. Discover now