Chương 37

173 6 0
                                    

Thi Hương

[Wall of text; không muốn đọc cứ scroll xuống nhé] Như đã báo, chương này Tiểu Đường lang lại đi thi nên edit hơi lâu :)) Một vấn đề khác là vì khoa cử Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm khác biệt (ví dụ như trong Trung Quốc học sinh thi trong các phòng thi nhỏ, nhưng ở Việt Nam thì chủ yếu là thi trong lều chõng), và nội dung trong truyện nhiều chỗ cũng không thống nhất với những gì mình tra được trong các nguồn tiếng Trung nên khá hoang mang (ví dụ cái từ "giảng tập" nghĩa tác giả dùng, nghĩa trong tiếng Trung và nghĩa trong tiếng Việt khác nhau một trời một vực). Sửa lẻ tẻ thì về sau nhỡ sai lại phải sửa lại, nên đành để hết truyện thì rà soát một thể vậy :)) Bình thường mình chủ trương Việt hóa sao cho (bản thân mình) đọc lên có cảm giác như người Trung Quốc đọc văn gốc; tuy nhiên vì truyện này là thể loại khoa cử, nên mình cũng phải nghĩ nhiều sao cho Việt hóa xong bạn đọc không tưởng là "ồ Việt Nam mình dùng từ này theo Trung Quốc," cũng như tránh bê nguyên sách vào mà chú thích. Mình sẽ cố gắng hết sức có thể, nhưng về phương diện này thì thực sự khuyên bạn nào hứng thú hãy đọc sách của học giả Nguyễn Thị Chân Quỳnh mình từng dẫn để hình dung xem ông cha ta khi xưa tuyển chọn người tài thế nào (Ví dụ cụm bài về của bà Quỳnh khá súc tích, dễ đọc). Đọc truyện Tàu mà bỗng dưng biết thêm về sử Việt cũng là điều mình không ngờ đến khi bắt tay vào làm bộ này :))

Khoa cử thời nay duy trì thể chế thời trước, cống viện các tỉnh chỉ lấy thí sinh bản địa, còn cống viện ở Thịnh Kinh sẽ nhận tú tài trên cả nước1. Học trò trong khu vực Bắc Trực Lệ đều về thi ở trường thi Thịnh Kinh. Cộng thêm thí sinh từ các địa phương khác, năm nay trường thi Thịnh Kinh đón nhận hơn mười một nghìn hai mươi chín thí sinh!

[1] Cống viện là cách gọi trường thi (địa điểm thi) của người Trung Quốc. Trước chú thích thiếu, nay bổ sung để phân biệt với các "trường thi" – vòng thi đã từng chú thích trước đây

Ngạc nhiên chưa? Tất cả là vì mấy chữ "môn sinh Thiên tử" đấy!

Đi thi ở cống viện Thịnh Kinh tức là rất gần hoàng thành rồi. Kì thi diễn ra ngay dưới mũi Thiên tử, người nào mặt dày một chút là có gan nói khoác rằng mình là môn sinh của Thiên tử ngay. Chỉ cần không quá khó khăn, một số sĩ tử tài danh từ các vùng giáp với Bắc Trực Lệ cũng đổ hết về Thịnh Kinh để ứng thi.

Đỗ Giải Nguyên ở trường thi tỉnh lẻ chẳng bằng tới Thịnh Kinh, nơi có hẳn Đại học sĩ viện Hàn Lâm ra đề và giám sát. Mỗi kì thi Hương có đến hơn mười Giải Nguyên, nhưng với mỗi thí sinh, chủ khảo chỉ có một. Quan chủ khảo cũng giống như thầy, càng có thế lực, càng có tiếng tăm, thì càng tạo đà cho thí sinh khi bước vào quan trường!

Việc rà soát an ninh ở kì thi Hương nghiêm ngặt gấp nhiều lần so với kì thi Đồng sinh. Đường Thận gần như phải lột sạch quần áo cho sai nha kiểm tra. Các thí sinh sau khi được rà soát cũng chưa được vào trường thi ngay, phải xếp hàng ở ngoài, chờ kiểm tra hết một trăm người rồi mới lũ lượt đi vào.

Sau khi tập trung đủ một trăm người, sai nha hô to: "Cho vào!"

Đường Thận bị kẹp giữa đám đông, chen chúc lúc nhúc đi vào trường thi.

Sơn Hà Bất Dạ ThiênNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ