Hồi ức của biển (Memoirs of sea)

635 22 2
                                    





" Quang à, con rùa cậu nuôi nó bỏ tớ đi rồi, có phải cậu cũng bỏ tớ rồi phải không? "

"Quang à, cái chuông gió bằng sò biển cậu làm tặng tớ giờ bị sứt chỉ mất rồi."

"Quang à, cậu ra thủ đô cũng gần sáu năm rồi, cậu còn nhớ tớ không?"

"Tớ mua được điện thoại lâu lắm rồi ý, nhưng mà tớ lại chẳng có số của cậu"

Một ngày rồi lại một ngày, tôi đều đứng ở bãi cát ven biển nhìn về phía xa xa nơi thành thị đông đúc, nơi có cậu ở đó. Vậy mà lâu thật lâu chẳng thấy cậu về, lòng tôi cứ man mác buồn buồn.

Còn nhớ cái thời bé chúng tôi hay cùng nhau chạy tung tăng bên bờ biển, nhặt nhạnh những vỏ sò về chơi. Cậu làm cho tôi một cái chuông gió nhỏ treo ở góc nhà. Cái làng chài nhỏ nơi chúng tôi sống thời ấy đó mà, không đầy đủ tiện nghi như nơi người dân thành phố sống đâu. Mỗi lần có ai đó ở thành phố ghé qua làng chài nhỏ, chúng tôi lại loanh quanh chạy lại gần, gặp những người tốt họ cho chúng tôi dăm ba đồng. Có đôi khi còn gặp những người ngoại quốc mắt xanh xanh nữa, họ nói những thứ ngôn ngữ mà bọn trẻ chúng tôi chẳng hiểu gì có lúc khi chúng tôi đang chơi đùa có một chú to lớn, mắt xanh biển đẹp ơi là đẹp tay cầm cái máy hình chữ nhật có con mắt tròn tròn ở giữa, tiến lại gần ngồi xuống nhìn bọn tôi.

- Rít seo i rờ sâu biu ti phun , khan du pờ li sờ (This shell is so beautiful, can you please?)

Chúng tôi chẳng hiểu gì cứ ngơ ngác nhìn nhau. Có lẽ thấy quá khó hiểu chú ấy đưa tay gãi nhẹ trên đầu rồi nói tiếng việt bằng chất giọng ngọng líu ngọng lô: "Vó so náy đép quạ, cho chụ được khôn" (Vỏ sò này đẹp quá, cho chú được không?)

Chúng tôi ngơ ngác mãi mới hiểu được câu nói của chú ấy, tuy hơi tiếc nhưng tôi cũng đưa cái vỏ sò trên tay tôi cho chú ấy. Xong chú ấy lại ngọng nghịu nói thêm một câu ý là muốn chụp ảnh cùng. Chúng tôi đều vui vẻ cười toe toét. Tấm ảnh mà chú ấy cho, đến tận bây giờ tôi vẫn còn giữ.

Nhìn tấm ảnh ố vàng từng góc, lòng tôi lại trùng xuống. Cậu đi học gần sáu năm rồi, cậu là người đầu tiên của làng chài nhỏ của chúng tôi ra thủ đô học đại học. Gần sáu năm qua, tôi chỉ nghe thấy ba mẹ cậu nói cậu vẫn khỏe thôi chứ chẳng rõ hiện tại cậu thế nào rồi.

Cất tấm ảnh vào chiếc túi xách lớn, kéo khóa lại rồi xách lên. Tôi phải đi, phải lên thủ đô để hỏi xem, liệu cậu có phải hay không là bỏ tôi, không cần tôi nữa...

Tôi phải xin xỏ ba mẹ cậu nhiều lắm mới biết chỗ cậu ở. Bắt bao nhiêu là chuyến xe, tốn bao nhiêu là tiền mới đến được chỗ cậu. Nghe nói chỗ cậu ở là chung cư cao cấp, rất rộng rãi và đẹp đẽ, nhưng tôi không được vào. Bảo vệ nói chỉ những người trong chung cư mới được vào, còn những người nghèo rách rưới như tôi thì...

Bảo vệ chỉ nói lấp lửng vậy thôi, nhưng khi nghe tới từ rách rưới kia chẳng hiểu sao nước mắt tôi lại chực trào muốn rơi ra. Đúng là chúng tôi ở làng chài nghèo khổ, nhưng bộ quần áp tôi mặc đã xem như là mới nhất đẹp nhất so với các cô gái làng chài chỗ tôi rồi. Có phải hay không thế kỉ hai mốt này vẫn phân biệt giàu nghèo đây?

Đoản ngắnWhere stories live. Discover now